Trầm cảm ở học sinh THPT ngày càng phổ biến. Thật không may, sự kỳ thị xã hội xung quanh bệnh trầm cảm vẫn tồn tại ở mọi lứa tuổi. Do đó, học sinh THPT thường ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị trầm cảm. Trong năm 2016, khoảng 60% thanh thiếu niên bị trầm cảm nặng không được điều trị dưới bất kỳ hình thức nào. Để ngăn ngừa trầm cảm ở trường học, thanh thiếu niên, giáo viên và phụ huynh cần được trang bị kiến thức về sức khỏe tâm thần,, từ đó có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Trầm cảm ở học sinh là gì?

Tại Việt Nam, hội chứng trầm cảm ở học sinh xuất hiện chủ yếu ở các thành phố, trong đó Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm tỉ lệ cao nhất. Áp lực đối mặt thường xuyên với học tập, thi cử; sự hạn chế trong giao tiếp với môi trường bên ngoài, thậm chí ngay trong chính gia đình khiến các em rơi vào trạng thái cô lập, thiếu sự chia sẻ cảm xúc, gây ra những rối loạn về tâm thần.

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh bao gồm hàng loạt triệu chứng: Mất ngủ, mệt mỏi, uể oải, cảm giác buồn rầu, hoặc bực bội, cáu gắt không rõ nguyên do,... dẫn đến những rối loạn cơ thể: Đau đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, đau cơ, ra nhiều mồ hôi, kém ăn, gầy yếu,... Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm sút khả năng học tập, luôn cho rằng mình vô dụng, muốn buông bỏ mọi việc, thậm chí xuất hiện ý nghĩ tiêu cực.

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NIHM), trầm cảm ở học sinh THPT đang gia tăng. Theo thống kê, ước tính 3,1 triệu thanh thiếu niên từ 12 - 17 tuổi ở Hoa Kỳ đã có ít nhất một giai đoạn trầm cảm lớn trong năm 2016. Con số này chiếm 12,8% dân số Hoa Kỳ ở độ tuổi đó. Trong đó, tỷ lệ số học sinh nữ bị trầm cảm lớn hơn số học sinh nam (19,4% nữ và 6,4% nam). Tuy nhiên, chỉ 19% những thanh thiếu niên này nhận được sự chăm sóc từ chuyên gia y tế. Đây là những con số thống kê hết sức lo ngại. 

>>> Xem thêm: Phải làm sao để vượt qua mất ngủ kéo dài do trầm cảm?

Trầm cảm ở học sinh THPT – Nguyên nhân do đâu?

Thanh thiếu niên ngày nay phải đối mặt với các vấn đề mà các thế hệ trước không gặp phải. Các yếu tố được xác định là nguyên nhân trầm cảm ở học sinh THPT là công nghệ nói chung và phương tiện truyền thông xã hội nói riêng. Một loạt phim tài liệu gần đây, được gọi là Undercover High, đã gửi một nhóm gồm 20 người trưởng thành vào một trường trung học ở Topeka, Kansas. Đóng giả là học sinh, họ tham gia các lớp học cũng như những câu lạc bộ và giao lưu với các học sinh trung học để tìm hiểu điều gì thực sự gây căng thẳng ở thanh thiếu niên ngày nay.

Kết quả, chính phương tiện truyền thông xã hội là nguồn lo lắng và gây áp lực nhiều nhất cho thanh thiếu niên. Họ thường so sánh cuộc sống của họ với những người họ theo dõi trên mạng. Theo thống kê, thanh thiếu niên Mỹ dành trung bình 9 giờ mỗi ngày để online. Trên thực tế, 50% thanh thiếu niên cảm thấy họ “nghiện” điện thoại thông minh. Cuối cùng, việc tập trung vào màn hình và phương tiện truyền thông xã hội làm xáo trộn các mối quan hệ, ảnh hưởng đến học tập và các hoạt động ngoại khóa. Cùng với đó, thanh thiếu niên còn cảm thấy bị áp lực trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Dưới đây là một vài vấn đề họ gặp phải:

- Áp lực học đường: Nhiều thanh thiếu niên trải qua áp lực học tập quá lớn. Sự cạnh tranh gay gắt ở trường đại học khiến áp lực đó trở nên tồi tệ hơn.

- Mối quan hệ: Thanh thiếu niên thường trải nghiệm mối quan hệ lãng mạn đầu tiên của họ ở trường trung học hoặc đại học. Mặc dù đây là một phần thiết yếu của sự phát triển, nhưng nó cũng có thể là thách thức về mặt cảm xúc. Điều này đặc biệt đúng nếu thanh thiếu niên không có hướng dẫn và hỗ trợ để tự điều chỉnh.

- Thiếu kỹ năng đối phó: Thanh thiếu niên ngày nay được bảo vệ nhiều hơn so với trước đây. Cha mẹ cố gắng bảo vệ họ khỏi những thất bại và thất vọng. Do đó thường có ít cơ hội để xây dựng khả năng tự phục hồi. Vì vậy, họ thiếu kỹ năng đối phó với những thách thức.

- Thiếu sự quan tâm của gia đình: Khoảng cách gia đình xuất phát từ sự thiếu quan tâm, do áp lực cuộc sống và  guồng quay công việc khiến nhiều bậc phụ huynh không còn thời gian gần gũi, chăm sóc con cái. Những cú sốc tâm lý như cha mẹ ly hôn hay bạn bè tẩy chay, đổ vỡ trong tình cảm… đều là những nguyên nhân dẫn đến stress và trầm cảm đối với lứa tuổi học sinh

- Dành ít thời gian ngoài trời: Thanh thiếu niên ngày nay dành quá nhiều thời gian để làm bài tập về nhà và trên màn hình mà thời gian ra ngoài là không đủ. Rối loạn thiếu hụt thiên nhiên là cụm từ do Richard Louv đưa ra trong cuốn sách Last Child in the Woods năm 2005 của ông. Nó đề cập đến thực tế là con người, đặc biệt là thanh thiếu niên dành quá ít thời gian ngoài trời, dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe hành vi và tâm thần, trong đó có trầm cảm.

- Bạo lực học đường: Những mâu thuẫn xích mích dẫn đến hành động bạo lực về tinh thần và thể chất tại môi trường học có liên quan trực tiếp đến trầm cảm ở trẻ em vị thành niên.

>>> Xem thêm: Trầm cảm có nguy hiểm không?

Chiến lược ngăn chặn trầm cảm vị thành niên

Ngăn chặn tâm lý tiêu cực, xác định sớm dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em là những điều cha mẹ cần quan tâm, đặc biệt trong những giai đoạn trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý như khi thi cử căng thẳng, trong gia đình có mâu thuẫn. Mỗi phụ huynh hãy là người bạn thân thiết, chia sẻ với con về mọi khó khăn trong cuộc sống. Ngày nay, để ngăn chặn tình trạng trầm cảm ở học sinh THPT hiệu quả, hãy tham khảo những lưu ý sau:

Sự yêu thương quan tâm từ gia đình

Mỗi bậc cha mẹ hãy luôn gần gũi, thấu hiểu tâm sinh lý của con. Thay vì tạo thêm áp lực về thành tích trong học tập, hãy gần gũi thoải mái trao đổi, dạy con học bằng một thái độ tích cực, luôn động viên để các em tìm ra cách học tốt nhất. Các bậc phụ huynh hãy để con  em mình được tận hưởng tuổi học trò với những kỷ niệm đẹp nhất.

Tư vấn học đường trong nhà trường

Nhà trường và các thầy cô giáo cần tạo tinh thần thoải mái, hứng thú khi học tập. Thường xuyên giáo dục lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn, nghiêm cấm sử dụng chất kích thích. Quan tâm, chia sẻ với con về những vấn đề trong cuộc sống. Hãy đưa giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, làm sao cho trẻ thật sự hạnh phúc khi đến trường, là môi trường lành mạnh cho sự gieo trồng và phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ tương lai.

Hình thành lối sống khoa học lành mạnh

Xây dựng thời gian biểu khoa học, có sự phân bố thời gian học tập, lao động, vui chơi giải trí hợp lý; Xây dựng kế hoạch ôn thi cụ thể hợp lý để tránh stress; Tham gia các hoạt động vui chơi, ngoại khóa tập thể lành mạnh, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, người thân và thầy cô giáo… Ý thức tự giác hình thành lối sống khoa học lành mạnh là cách hữu hiệu giúp điều trị trầm cảm ở lứa tuổi học sinh.

>>> Xem thêm: Chữa trầm cảm bằng thiền chỉ với 5 bước siêu đơn giản

Cải thiện trầm cảm hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Áp lực căng thẳng từ việc học tập, sức ép đến từ gia đình, xã hội... đang khiến cho tỷ lệ trầm cảm ở học sinh THPT có chiều hướng gia tăng. Đây là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm không chỉ của các bậc cha mẹ mà còn của cả xã hội. Để ngăn chặn mối hiểm họa trên, các nhà khoa học Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang - giải pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm được đánh giá cao hiện nay. Đây là công thức thảo dược độc đáo, tác động đến nguyên nhân gây trầm cảm, cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh và cung cấp dưỡng chất cho hệ thần kinh. Thành phần chính của sản phẩm là cao hợp hoan bì, có tác dụng ức chế và tiêu diệt gốc tự do (yếu tố gây lão hóa và tổn thương tế bào não). Đặc biệt, thành phần này giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin (hormone hạnh phúc), từ đó giúp nuôi dưỡng tế bào não bộ, cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, suy giảm khí sắc, lấy lại tinh thần lạc quan, bình thản trong tâm hồn. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của thành phần uất kim (rễ phụ cây nghệ) có tác dụng giải trầm uất, căng thẳng, loại bỏ suy nghĩ muộn phiền, đem lại sự thư giãn tinh thần. 

Để tăng cường hiệu quả, Kim Thần Khang còn có sự kết hợp của nhiều thảo dược quý khác như: Viễn chí (trí nhớ xa) giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung; Toan táo nhân, ngũ vị tử giúp trấn tĩnh hệ thần kinh, giảm hồi hộp, bồn chồn, đem lại giấc ngủ sâu; Hồng táo giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi; Vitamin PP; Soy lecithin (vỏ hạt đậu nành) giúp tăng dinh dưỡng cho não bộ, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng. Với những đặc tính ưu việt trên, sản phẩm Kim Thần Khang không chỉ cung cấp dưỡng chất mà còn giúp tăng cường sức khỏe hệ thần kinh. Do đó, đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho người trầm cảm. 

Hơn nữa, Kim Thần Khang được sản xuất theo công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dụng. Với nguồn gốc thảo dược thiên nhiên nên sản phẩm rất an toàn và không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Sử dụng Kim Thần Khang hàng ngày là bí quyết giúp xoa dịu tinh thần, cân bằng tâm lý. Chính vì vậy, Kim Thần Khang được coi là giải pháp hiệu quả dành cho người trầm cảm hiện nay.

Những tưởng sau sinh là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của người phụ nữ, nhưng theo thống kê gần đây, tỷ lệ chị em bị trầm cảm sau sinh ngày càng tăng cao, thậm chí nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra liên quan đến chứng bệnh này. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng theo dõi câu chuyện của người phụ nữ từng vượt qua tình trạng trầm cảm sau sinh đó là chị Tằng Thị Hương (19 tuổi, ở thôn Khe Chanh, xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), SĐT 0866635705

Lúc 27 tuổi - độ tuổi đang thăng hoa trong tình yêu và sự nghiệp nhưng chị Nguyễn Thị Bình, sinh năm 1985, trú tại 18/45 khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, bỗng mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm với các biểu hiện: Run chân tay, đổ mồ hôi, hồi hộp, không muốn làm gì, có lúc nghĩ đến việc nhảy xuống sông tự tử. Từng bất lực phải nghỉ làm, đi khắp các bệnh viện , nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Mãi đến năm 34 tuổi, tình cờ biết đến sản phẩm thảo dược đã giúp chị Bình khỏe mạnh, yêu đời trở lại.

 

 

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu hiệu quả

Đánh giá chuyên gia 

Lắng nghe phân tích của chuyên gia Lâm Tứ Trung về tình trạng mất ngủ do suy nhược thần kinh, trầm cảm gây ra trong video dưới đây:

 

“Trong điều trị trầm cảm, chúng ta cần phải điều trị toàn diện và phối hợp nhiều phương pháp với nhau để tăng cường tác dụng của thuốc. Dùng Kim Thần Khang là một trong những lựa chọn tốt cho bạn”. Để hiểu hơn về sản phẩm, mời bạn lắng nghe phân tích của GS.TS Nguyễn Văn Thông tại video sau:

Kim Thần Khang cũng đã nhiều chuyên gia đầu ngành thần kinh đánh giá rất cao về hiệu quả cũng như độ an toàn khi dùng lâu dài. Quý độc giả có thể lắng nghe chuyên gia Nguyễn Văn Chương phân tích về tác dụng và lợi ích nổi trội khi sử dụng thảo dược Kim Thần Khang qua video sau:

>>> Xem thêm: Đánh giá của nhiều chuyên gia khác về tác dụng của Kim Thần Khang

Giải thưởng Kim Thần Khang

Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng "Top 100 sản phẩm tốt nhất cho gia đình, trẻ em" và “Thương hiệu gia đình tin dùng”, gần đây nhất là giải thưởng "Thương hiệu Hàng đầu Việt Nam – VietNam Top Brand 2019".

Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng trầm cảm ở học sinh THPT. Bên cạnh việc giữ tâm lý thoải mái, cha mẹ hãy khuyên con nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên, đừng quên sử dụng sản phẩm Kim Thần Khang mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe tâm thần nhé!

Nếu còn thắc mắc về tình trạng trầm cảm ở học sinh THPT cũng như sản phẩm Kim Thần Khang, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739, để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!