Trầm cảm cười là một dạng trầm cảm ẩn, thay vì biểu hiện đau đớn, mệt mỏi, người bệnh luôn tỏ ra hạnh phúc, rạng ngời nụ cười trên môi. Tuy nhiên, ẩn sau lại là sự giằng xé nội tâm, điều này tạo ra đối lập cảm xúc trong tâm hồn. Vậy, đâu là dấu hiệu nhận biết bệnh lý trầm cảm cười và phải làm sao để cải thiện tình trạng này. Hãy tham khảo nội dung bài viết sau!
Trầm cảm cười là gì?
Theo các nhà tâm lý học, trầm cảm cười là chứng trầm cảm chức năng cao hay còn gọi là rối loạn trầm cảm kéo dài (PDD). Hội chứng này thể hiện mức độ buồn chán kéo dài, làm bạn thay đổi thói quen ăn uống, ngủ, thường xuyên mệt mỏi, hoảng loạn.
Người bị trầm cảm cười thường che giấu các triệu chứng mà mình đang gặp phải. Họ luôn ở trong trạng thái không muốn làm gì, chán nản, mệt mỏi, tâm trạng cực kỳ tồi tệ nhưng lại cố tỏ vẻ hạnh phúc, hài lòng ở bên ngoài, bằng cách mỉm cười.
>>> Xem thêm: 8 dấu hiệu cảnh báo chứng trầm cảm sau chia tay
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm cười
Người bị trầm cảm cười luôn che đậy vẻ ngoài, bằng một hình ảnh hạnh phúc mặc dù bên trong đang trải qua nhiều nỗi buồn. Đây là điều làm cho hình thức trầm cảm này trở nên đặc biệt, bởi dường như không ai có thể biết bạn bị trầm cảm, ngoại trừ chính bản thân. Để nhận biết chính xác dấu hiệu của tình trạng này, cần dựa vào những triệu chứng điển hình sau:
- Thường xuyên cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày mà không rõ nguyên nhân.
- Luôn cố gắng thức dậy vào mỗi sáng và miễn cưỡng thực hiện các hoạt động.
- Cảm thấy trống rỗng, mất tập trung khi tham gia vào các cuộc trò chuyện, thảo luận.
- Hoàn thành công việc một cách khó khăn, mất tập trung, luôn cảm thấy thiếu năng lượng.
- Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực, hối lỗi, xấu hổ, hụt hẫng, không có động lực trong mọi việc.
- Không quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của bản thân.
- Thay đổi khẩu vị, cân nặng và giấc ngủ.
- Người luôn mệt mỏi và thờ ơ với mọi hoạt động xung quanh.
- Luôn tuyệt vọng và đánh giá thấp năng lực bản thân.
>>> Nhận biết dấu hiệu căn bệnh trầm cảm ở từng lứa tuổi khác nhau như thế nào? Chuyên gia giải đáp qua video sau:
Bí quyết loại bỏ chứng trầm cảm cười
Đúng như tên gọi của mình, trầm cảm cười khiến người bệnh luôn tỏ ra hạnh phúc, hay còn gọi là mỉm cười qua cơn đau. Nhưng ẩn chứa bên trong là sự tổn thương, nỗi đau tinh thần kéo dài. Để giúp họ vượt qua trầm cảm cười, rất cần sự quan tâm, chăm sóc từ bên ngoài, do đó bạn hãy áp dụng các gợi ý sau:
Giúp họ nhận ra vấn đề
Nhiều người không muốn thừa nhận rằng họ bị trầm cảm, vì sợ nhận phải ánh mắt xa lánh của mọi người. Do đó, hãy cho họ biết, bạn luôn yêu thương và ủng hộ họ, dù có bất kỳ điều gì xảy ra.
Hãy là một người lắng nghe tốt
Điều đó có nghĩa là, bạn nên chủ động lắng nghe người bệnh khi họ muốn giúp đỡ. Hãy trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc, là nơi đủ tin tưởng để lắng nghe và thấu hiểu điều họ cần chia sẻ.
Giúp họ tăng cường lòng tự trọng
Một số chuyên gia cho rằng, lòng tự trọng của con người là 1 hệ thống miễn dịch cảm xúc và khi nó bị phá vỡ, chúng ta bắt đầu cảm thấy chán nản, yếu đuối.
Do đó, bạn nên cố gắng giúp người bị trầm cảm cười tìm lại niềm đam mê và sở thích ý nghĩa, giúp họ được sống là chính mình, bộc lộ năng lực một cách tốt nhất để thành công trở lại.
Giúp họ hành động bình thường
Hãy cố gắng và khuyến khích người bị trầm cảm cười làm tất cả những việc của một người khỏe mạnh. Họ có thể mua sắm, đi xem phim hoặc chạy bộ, đi dạo trong công viên,... Các chuyên gia tin rằng, trầm cảm xuất hiện do sự thiếu hụt của một số yếu tố trong cơ thể (ví dụ như: Serotonin hoặc vitamin D). Do đó, để khắc phục, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện một cách khoa học.
>>> Xem thêm: Đẩy lùi bóng đen trầm cảm sau sinh và điều trị hiệu quả bằng cách tự nhiên!
Kim Thần Khang - Công thức “vàng” cho người trầm cảm
Trầm cảm cười nói riêng và trầm cảm ẩn nói chung được coi là “sát thủ giấu mặt trong xã hội hiện đại”, bởi con số thống kê cho thấy, tỷ lệ dân số mắc bệnh ngày càng tăng nhanh. Cho đến nay, có khoảng 350 triệu người trên thế giới bị trầm cảm và theo dự đoán của WHO, đến năm 2020, nó sẽ đứng thứ 2 trong số các bệnh phổ biến trên toàn cầu.
Trước bài toán khó trên, các nhà khoa học đã không ngừng tìm kiếm các giải pháp đối phó toàn diện với chứng trầm cảm. Trong đó, vị thuốc thảo dược hợp hoan bì được coi là một phát hiện mang tính đột phá, đem lại kết quả tốt cho người trầm cảm. Hợp hoan bì, trong đó “hợp” là tập hợp, “hoan” là hoan hỉ, vui vẻ, “bì” là vỏ của cây hợp hoan có tên khoa học là Albizia julibrissin, loại cây cảnh nhiệt đới có nguồn gốc từ châu Á. Người ta quan sát thấy các lá của cây khép vào ban đêm và khi trời mưa, còn sẽ xòe ra khi được mặt trời chiếu vào. Do đặc điểm độc đáo này, nó đã được gọi là “cây hạnh phúc”, chỉ cần nghe đến tên cũng thấy được tác dụng mang lại sự vui vẻ, hạnh phúc.
Trong y học cổ truyền, việc sử dụng hợp hoan bì có liên quan đến thúc đẩy niềm vui, làm dịu nỗi buồn, giúp nuôi dưỡng trái tim và bình tĩnh tinh thần. Từ kinh nghiệm đúc kết của y học cổ truyền, các nhà khoa học chứng minh hợp hoan bì có tác dụng giải trầm uất, làm dịu thần kinh, đồng thời tăng cường chức năng cho tế bào thần kinh do:
- Một là làm tăng yếu tố trung gian serotonin (chất dẫn truyền xung động thần kinh), đặc biệt là thụ thể 5 - HT1A (chất dẫn truyền xung động thần kinh) từ đó có tác dụng làm dịu thần kinh, giải trầm uất, cải thiện chứng mất ngủ, buồn phiền, hồi hộp, căng thẳng.
- Hai là có tác dụng chống oxy hóa - Dịch chiết vỏ cây hợp hoan có tác dụng ức chế và tiêu diệt gốc tự do (yếu tố gây lão hóa và tổn thương tế bào não), nó được đánh giá mạnh gấp 6 lần acid ascorbic (vitamin C).
Chính nhờ công dụng này, hợp hoan bì giúp phục hồi chức năng và nuôi dưỡng tế bào não bộ, cải thiện tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, lấy lại tinh thần lạc quan, bình thản trong tâm hồn. Để tăng cường hiệu quả, các nhà khoa học đã sử dụng hợp hoan bì là thành phần chính, kết hợp thêm 7 vị thuốc thảo dược khác bao gồm:
- Uất kim (rễ phụ cây nghệ) giúp giải trầm uất, giảm suy nghĩ nhiều.
- Viễn chí (trí nhớ xa) giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung.
- Toan táo nhân, ngũ vị tử giúp trấn tĩnh hệ thần kinh, giảm hồi hộp, bồn chồn, tim đập nhanh, ngủ sâu.
- Hồng táo giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi.
- Vitamin PP, soy lecithin (vỏ hạt đậu nành) giúp tăng dinh dưỡng cho não bộ, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng.
Kim Thần Khang được sản xuất theo công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dùng. Sản phẩm ra đời là giải pháp hữu hiệu cho người bị trầm cảm cười. Với nguồn gốc thảo dược thiên nhiên nên sản phẩm rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Chia sẻ người dùng
Từng sống trong lo âu, sợ hãi do rối loạn lo âu, trầm cảm suốt từ đầu năm 2018, đến nay, chị Nguyễn Thị Thúy Hồng (sinh năm 1969, nhà số 08, ấp Thái Hòa 2, khu dân cư 6, xã Phú Túc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai - SĐT: 0377313658) vẫn không ngờ rằng, mình đã cải thiện bệnh chỉ trong thời gian ngắn. Mọi chuyện ngỡ như câu chuyện cổ tích giữa đời thực.
Xem thêm chia sẻ của chị Hồng trong video sau đây:
>>> Xem thêm: Nhiều người bị trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu,… chia sẻ về cách cải thiện bệnh hiệu quả.
Đánh giá của chuyên gia
Mời bạn lắng nghe phân tích của GS.TS Nguyễn Văn Chương về các phương pháp chữa trầm cảm qua video sau:
>>> Xem thêm: Đánh giá của nhiều chuyên gia khác về tác dụng của Kim Thần Khang
Trầm cảm cười khiến bạn rơi vào trạng thái cảm xúc đối lập, khi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của bạn. Ngày nay, các chuyên gia khuyên người bị trầm cảm cười nói riêng và trầm cảm nói chung nên lựa chọn sử dụng Kim Thần Khang để tăng cường sức khỏe thần kinh, đẩy lùi sự tấn công của bệnh.
Để giải đáp thắc mắc về bệnh trầm cảm cười hoặc muốn biết thêm về sản phẩm Kim Thần Khang, mời bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước: 18006105/Hotline (Zalo/Viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh