Mất ngủ kéo dài là một trong những biểu hiện thường thấy ở người mắc trầm cảm. Tình trạng này khiến cho bệnh trầm cảm ngày càng trở nên trầm trọng. Để vượt qua chứng mất ngủ kéo dài do trầm cảm, bạn cần tham khảo các cách trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài do trầm cảm

Ngày nay, dưới áp lực trong công việc và cuộc sống, ngày càng có nhiều người mắc bệnh trầm cảm. Đa số trong đó sẽ xuất hiện tình trạng mất ngủ, trạng thái này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ do trầm cảm có thể do nhiều yếu tố tác động, điển hình bao gồm:

- Căng thẳng kéo dài: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ trong xã hội hiện đại. Căng thẳng trong thời gian dài quá mức làm mất cân bằng quá trình hưng phấn và ức chế, từ đó khiến người bệnh rơi vào trạng thái suy nhược lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Mất ngủ kéo dài khiến quá trình hưng phấn và ức chế bị rối loạn, kèm theo các triệu chứng lo âu, kích thích. Quá trình này sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn khiến tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn.

- Diễn biến tâm lý phức tạp: Những diễn biến tâm lý phức tạp sẽ dẫn đến cảm xúc tiêu cực. Họ thường cảm thấy buồn bã, chán nản, thất vọng và lo lắng về mọi điều xung quanh. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu.

- Gặp vấn đề về sức khỏe: Chẳng hạn như: Bệnh viêm khớp, hen suyễn, đau mạn tính, ngưng thở khi ngủ và các bệnh về thần kinh, kể cả bệnh Parkinson.

- Các yếu tố môi trường: Tiếng ồn, ánh sáng hoặc nhiệt độ không thích hợp (quá nóng hoặc lạnh) gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

- Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc điều trị dị ứng, trầm cảm, huyết áp cao, hen suyễn,… là các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

- Thói quen ăn uống: Ăn quá nhiều khi gần đến giờ đi ngủ, ăn đồ khó tiêu hoặc dùng thức uống có cafein hay cồn gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.

- Thói quen ngủ không lành mạnh: Không có thời gian biểu đi ngủ cụ thể, có sự xáo trộn trong lịch trình ngủ bình thường như: Trải qua tình trạng mệt mỏi sau chuyến bay dài, lệch múi giờ,… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ.

- Suy nhược thần kinh, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực: Là các nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài ở người trầm cảm.

>>> Xem thêm: Làm gì khi mất ngủ?

Mối liên hệ giữa mất ngủ kéo dài và trầm cảm

Ngày nay, tình trạng mất ngủ kéo dài và chứng trầm cảm đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Khoảng 15% người trưởng thành bị mất ngủ kéo dài (mất ngủ mạn tính), nhiều người thường xuyên rơi vào trạng thái trầm cảm. Những người gặp phải tình trạng mất ngủ kéo dài có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 3 lần so với các đối tượng khác.

Mất ngủ và trầm cảm là bộ đôi song hành cùng nhau. Theo thống kê, có khoảng 15% người bị trầm cảm rơi vào tình trạng ngủ quá nhiều, trong khi 80% gặp khó khăn khi ngủ hoặc mất ngủ. Khi bị mất ngủ mạn tính, họ thường trở nên buồn bã, lo âu, mệt mỏi… Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm. Mất ngủ mạn tính có thể được xem là dấu hiệu cảnh báo trước khi chứng trầm cảm xảy ra.

Mối quan hệ của bệnh mất ngủ kéo dài và chứng trầm cảm không chỉ là quan hệ nguyên nhân – kết quả. Nghĩa là mất ngủ không chỉ thúc đẩy trầm cảm phát triển nhanh hơn mà còn là yếu tố khiến cho chứng trầm cảm tái phát và diễn biến khó lường hơn. Những người có tiền sử trầm cảm khi bị chứng mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ tái phát trầm cảm.

Trước đây, các nhà khoa học thường cho rằng, mất ngủ kéo dài là triệu chứng của bệnh trầm cảm, song những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, mất ngủ kéo dài không đơn thuần chỉ là một triệu chứng của trầm cảm mà mất ngủ kéo dài và trầm cảm là hai rối loạn chồng chéo lẫn nhau.

>>>Xem thêm: Thức ăn giúp cải thiện bệnh mất ngủ

Cách khắc phục tình trạng mất ngủ kéo dài do trầm cảm

Không chỉ riêng với người mắc trầm cảm, giấc ngủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với con người. Mất ngủ kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, khiến não bộ luôn trong trạng thái căng thẳng vì không kịp phục hồi, dẫn đến khó tập trung, suy giảm trí nhớ. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần lưu ý những điều sau:

Thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học

- Nghỉ ngơi hợp lý: Nên có một thời gian biểu cụ thể cho từng ngày, trong đó thời gian đi ngủ và thức dậy mỗi ngày như nhau để cơ thể quen với khung giờ đó. Sắp xếp thời gian khoa học để có thể ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày.

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ cung cấp nguồn năng lượng giàu có cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe và hạn chế sụt cân nhanh bởi mất ngủ kéo dài gây ra.

- Giảm căng thẳng, nghĩ tích cực: Hãy tìm cách để giảm bớt áp lực công việc cho mình. Trong cuộc sống, hãy cố nhìn vào khía cạnh tích cực để giảm bớt muộn phiền. Khi gặp vấn đề gì đó khiến bạn buộc phải suy nghĩ và thấy bế tắc, hãy cố gắng tâm sự với bạn bè, người thân để không rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm.

- Tập thể dục thường xuyên: Đây là biện pháp rất hữu hiệu trong việc điều trị trầm cảm, giúp cải thiện giấc ngủ. Quá trình vận động sẽ giải phóng các yếu tố gây căng thẳng, stress ra khỏi tâm trí để bản thân cảm thấy thoải mái hơn. Tập thể dục cũng giúp hệ thống mạch máu trong cơ thể vận động linh hoạt hơn, đưa máu lên não kịp thời để khắc phục tắc nghẽn mạch máu khi bị mất ngủ kéo dài.

Những loại thuốc chống trầm cảm có thể hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ kéo dài

Để điều trị mất ngủ kéo dài do nguyên nhân trầm cảm, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc chống trầm cảm như: SSRI – một chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, … để người bệnh có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Những loại thuốc đó bao gồm:

- Thuốc chống trầm cảm SSRI như Sertraline, Fluoxetine… Các loại thuốc này có thể có hiệu quả trong điều trị trầm cảm nhưng bạn có thể phải đợi đến vài tuần hoặc lâu hơn mới thấy hiệu quả rõ rệt. Lúc đầu, các loại thuốc này cũng có thể khiến tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn. Do đó, bác sĩ có thể kê cho bạn dùng thêm thuốc ngủ trong thời gian ngắn .

- Tricyclics (thuốc chống trầm cảm ba vòng) bao gồm các loại như: Amitriptyline, imipramin, nortriptylin…

- SNRIs (thuốc ức chế tái hấp thu trên serotonin/norepinephrine như duloxetine,venlafaxine…

- Thuốc an thần trầm cảm như Mirtazapine, thuốc chống trầm cảm Trazodone không được sử dụng rộng rãi để điều trị trầm cảm nhưng vì có thể gây buồn ngủ nên thường được kết hợp sử dụng với các thuốc chống trầm cảm khác ở bệnh nhân trầm cảm bị mất ngủ kéo dài.

Người bịmất ngủ kéo dài do trầm cảm thường tìm đến các loại thuốc an thần. Tuy nhiên, cần thận trọng vì việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh. Hơn thế, việc uống thuốc quá liều có thể dẫn đến rủi ro đáng tiếc. Trong trường hợp tình trạng mất ngủ kéo dài diễn biến nghiêm trọng (mất ngủ nhiều, lâu không đỡ khi đã thử một số biện pháp), bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục hiệu quả, hợp lí.

>>>Xem thêm: Lá vông nem cải thiện chứng mất ngủ

Cải thiện mất ngủ hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Mất ngủ kéo dài và trầm cảm có mối liên hệ mật thiết, điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn. Bởi vậy, để ngăn chặn và cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài do trầm cảm hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ, kết hợp luyện tập thể dục thể thao, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần kinh, giảm triệu chứng trầm cảm, làm dịu thần kinh và tình trạng mất ngủ kéo dài. Điển hình cho dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang. Sản phẩm có thành phần chính là cao hợp hoan bì, phối hợp cùng các dược liệu quý khác giúp dưỡng tâm, an thần, giải trầm uất, có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị mất ngủ kéo dài do trầm cảm hiệu quả.

Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, tác động đến cả nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh đó là giúp cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và cung cấp dưỡng chất cho hệ thần kinh, từ đó cải thiện các triệu chứng của trầm cảm, lo âu mất ngủ kéo dài hiệu quả. Kim Thần Khang hiện đang là sản phẩm uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần kinh được rất nhiều người tin dùng trong hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, đau đầu, lo âu, trầm cảm. Kim Thần Khang có thể dùng được lâu dài mà không gây tác dụng phụ.

Kinh nghiệm cải thiện mất ngủ thành công

Suốt từ năm 2011, chị Nguyễn Thị Thuyết (sinh năm 1985, ở thôn 7 xã Hữu Đô, huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ) liên tục gặp tình trạng mất ngủ kéo dài, căng thẳng, đầu óc hoảng loạn, hoang tưởng. Nhưng sau một thời gian, bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm ngày càng diễn biến nặng, dù chị đã được gia đình cho nhập viện chữa trị mà vẫn không cải thiện. Thật may mắn, nhờ tình cờ phát hiện ra sản phẩm Kim Thần Khang, chị Thuyết đã trở về với chính mình.

Lắng nghe chia sẻ của chị Thuyết trong video sau đây:

>>>Xem thêm: Nhiều người đã thành công khi vượt qua rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ

Chuyên gia đánh giá về sản phẩm Kim Thần Khang

Lắng nghe phân tích của chuyên gia Lâm Tứ Trung về tình trạng mất ngủ do suy nhược thần kinh, trầm cảm gây ra rong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của sản phẩm Kim Thần Khang

Hy vọng, bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc, tại sao mất ngủ kéo dài và trầm cảm lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, từ đó bạn có các cách để khắc phục tình trạng mất ngủ kéo dài do trầm cảm. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng sản phẩm Kim Thần Khang mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe tâm thần, bạn nhé!

Nếu còn thắc mắc về chứng mất ngủ kéo dài do trầm cảm cũng như sản phẩm Kim Thần Khang, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739, để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh