Rối loạn lo âu là bệnh lý tâm thần liên quan đến sự lo lắng, sợ hãi, hay cáu gắt khó chịu thái quá. Tình trạng trên khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và công việc, thậm chí nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau!
Rối loạn lo âu là gì?
Khi gặp những chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân, sự xuất hiện của cảm giác lo âu là điều hoàn toàn bình thường. Đây là một phản ứng tự nhiên của con người liên quan đến tâm trí và cơ thể. Đây là một phần trong khả năng sinh tồn - chức năng cơ bản quan trọng của con người. Cảm giác lo âu được kích hoạt bất cứ khi nào bạn nhận thấy có mối đe dọa gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu lo âu trở nên thái quá, nó có thể chi phối cuộc sống, sinh hoạt của bạn.
Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Khoảng 273 triệu người (chiếm 4,5% dân số) trên thế giới từng có biểu hiện lo âu, trong đó nữ giới thường gặp hơn nam giới.
>>>Xem thêm: Tìm hiểu ngay bệnh rối loạn lo âu và cách điều trị hiệu quả hiện nay!
Người hay cáu gắt khó chịu, lo âu - Nguyên nhân do đâu?
Tình trạng lo âu kéo dài sẽ khiến người bệnh dễ cáu giận và khó chịu trong người, thậm chí tỏ ra bạo lực. Điều này góp phần làm diễn biến bệnh trở nên trầm trọng. Nguyên nhân bao gồm:
- Thiếu hụt hormone dẫn truyền thần kinh: Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh, chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Serotonin trong não có liên kết phức tạp với tâm trạng, hoạt động tâm thần và khả năng xử lý căng thẳng. Do đó, tâm trạng của chúng ta được cân bằng một phần bởi nồng độ serotonin trong não.
- Yếu tố môi trường sống (cả gia đình và xã hội) gặp ở hầu hết các đối tượng, như: Áp lực quan hệ gia đình phức tạp; Áp lực chỉ tiêu công việc; Sinh viên, học sinh đối mặt với áp lực học tập. Đa số các áp lực gây stress từ môi trường sống hoặc việc phát hiện và điều trị chưa kịp thời sẽ dẫn đến rối loạn lo âu.
- Di truyền: Yếu tố gia đình có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh này. Trẻ sinh ra trong gia đình có người lớn mắc bệnh sẽ tiềm ẩn nguy cơ cũng bị bệnh cao gấp 6 lần so với bình thường.
- Những sang chấn tâm lý: Sự căng thẳng quá mức đến từ những biến động trong cuộc sống thường ngày như: Mất mát người thân, tranh cãi, áp lực trong công việc hay những mối quan hệ xấu với người xung quanh,... cũng làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu, trầm cảm.
- Lạm dụng chất kích thích: Ngay cả trường hợp uống rượu bia ở mức trung bình nhưng kéo dài có thể gia tăng mức lo âu của một số người. Những người phụ thuộc cà phê, rượu, thuốc ngủ benzodiazepin có thể làm nặng thêm hoặc gây ra tình trạng lo âu cũng như cơn kinh hoàng kịch phát.
Cũng giống như rất nhiều thanh niên khác, trước đây anh Nguyễn Bản từng là con người cởi mở, dễ gần, có nhiều bạn bè. Bén duyên với nghề lái xe, tuy lúc đầu căng thẳng nhưng càng làm càng quen, công việc không quá áp lực gì đối với anh. Thế rồi năm ngoái, tự nhiên anh mắc căn bệnh lạ, trong người luôn lo lắng, hồi hộp. Lúc đầu, hai mắt cảm thấy mờ, người choáng, sờ khắp các nơi không đau nhưng luôn có cảm giác hồi hộp, lo âu, mất ngủ, hay bị đánh trống ngực. Nghĩ bệnh do cơn tức giận đem đến, chỉ mấy hôm là đỡ nhưng càng ngày, cảm giác hồi hộp, bất an, hoảng loạn càng rõ rệt, có lúc cơn hồi hộp lên cao khiến anh có cảm giác như người sắp chết.
Căn bệnh lạ xuất hiện, khiến cuộc sống của anh gặp nhiều xáo trộn. Tâm tính cũng vì đó mà thay đổi, người thân hoặc bạn bè chỉ hơi nói động đến là anh “nổi đóa”: “Nói chung là ai mà không biết là mình hay cáu gắt gây lộn với họ lắm, ai nói động, nói nhẹ là mình la liền, tính nóng khiến mình không kiên nhẫn được”. Thậm chí anh còn trút những trận đòn roi vô cớ lên đứa con gái mà anh vốn rất yêu thương. Những lúc ở nhà hay đi ra ngoài, anh luôn cảm thấy bất an. Anh Bản chia sẻ: “Triệu chứng của tôi là sợ đám đông, tinh thần lúc đó bấn loạn, không muốn giao tiếp với ai, người mệt mỏi. Cảm giác như mình sắp chết, khó chịu lắm, giống như là bị ức chế, tinh thần bấn loạn, lúc nào cũng suy nghĩ hồi hộp, lo âu, tai thì cứ ù ù râm ran, làm cái gì cũng không ra, nóng giận, cáu gắt vô cớ. Về thấy vợ con, mình cũng hay gây gổ, đôi khi mình đánh con vô cớ mà không biết nguyên nhân vì sao”.
>>> Xem thêm: Vượt qua rối loạn lo âu lan tỏa nhờ 5 bí kíp cực dễ sau - Đọc ngay để biết!
Lựa chọn bài thuốc tự nhiên chữa rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là bệnh lý tâm thần, nên thời gian điều trị thường kéo dài và dễ tái phát. Vì vậy, nhiều người có xu hướng tìm đến các vị thuốc dân gian tự nhiên dưới đây để kiểm soát bệnh rối loạn lo âu một cách hiệu quả.
Hợp hoan bì
Hợp hoan bì là vỏ của cây hợp hoan, có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tỳ phế, có tác dụng an thần, trấn tĩnh, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu sưng, liền gân cốt. Thảo dược này trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, phế ung, tổn thương do chấn thương đau nhức vì gãy xương, trị sưng đau.
Theo y học hiện đại, hợp hoan bì có tác dụng giải trầm uất, làm dịu thần kinh, tăng cường chức năng cho tế bào thần kinh do làm tăng nồng độ serotonin – chất dẫn truyền thần kinh hay còn được biết đến là “hormone hạnh phúc”, giúp cải thiện tâm trạng, từ đó đẩy lùi các triệu chứng rối loạn lo âu, phiền muộn, hồi hộp, căng thẳng, chán nản, mất ngủ, ngăn chặn và tiêu diệt các yếu tố gây tổn thương tế bào não.
Viễn chí
Theo y học cổ truyền, viễn chí có tác dụng tiêu ung thũng, tán uất hóa đờm, ích trí, an thần, rất tốt cho sức khỏe. Thảo dược này thường được dùng để trị chứng hay quên, giúp tinh thần luôn tỉnh táo, minh mẫn, định tâm trí, điều trị chứng hồi hộp, trị chứng di tinh, mộng tinh, kiện tráng dương đạo, trị ho, nhiều đờm. Viễn chí dùng cho những người thường xuyên hồi hộp, tâm trí không vững, lo lắng, hay quên, người làm việc trí óc quá sức dẫn tới tổn hao trí lực,…
Táo nhân
Táo nhân vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh tâm, can và đởm, giúp dưỡng tâm, an thần. Thảo dược này chủ trị các chứng huyết hư tâm phiền, mất ngủ, ra mồ hôi. Theo y học hiện đại, trong thành phần của táo nhân có chứa nhiều hợp chất bổ dưỡng cho thần kinh như beta sitosterol, betulin acid, flavon C-glycosid, saponin và vitamin C. Táo nhân tươi, đem sao khô có tác dụng an thần, gây ngủ, giảm đau, hạ nhiệt, chống loạn nhịp tim, choáng váng, hoa mắt,…
Uất kim
Uất kim là củ rễ cây nghệ, có tính hàn, vị cay đắng, quy vào kinh tâm, can, đởm. Theo y học cổ truyền, uất kim có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, hành khí giải uất, trị được các chứng đau vùng mạn sườn, đau kinh, kinh nguyệt không đều, các chứng khí huyết ứ trệ; Thanh nhiệt lương huyết, trị chứng thổ huyết, niệu huyết, chảy máu cam; Thanh nhiệt khai khiếu, trị các chứng bất tỉnh, động kinh, chứng rối loạn lo âu.
>>>Mời quý độc giả lắng nghe chuyên gia Nguyễn Văn Chương giải đáp 4 loại rối loạn lo âu thường gặp và phương pháp điều trị qua video sau:
Kim Thần Khang - Lựa chọn dành cho người rối loạn lo âu
Nếu chỉ sử dụng riêng biệt các vị thuốc trên, tác dụng mang lại thường không cao và cách chế biến mất nhiều thời gian nên không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để thực hiện. Để điều trị rối loạn lo âu toàn diện, cần đảm bảo 3 mục tiêu:
- Trấn tĩnh hệ thần kinh: Giảm biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, làm dịu thần kinh giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ
- Tăng thời gian nghỉ ngơi, nâng đỡ và khôi phục hệ thần kinh: Giúp thư thái tinh thần, tăng khả năng tập trung, giảm căng thẳng.
- Tăng cường sức khỏe toàn trạng: Giúp bổ sung các dưỡng chất cho hệ thần kinh - tâm thần, đặc biệt giúp tăng cường serotonin – hormone hạnh phúc (happy hormone).
Qua nhiều năm dày công nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã tận dụng các thảo dược quý có tác dụng làm tăng nồng độ serotonin, cải thiện triệu chứng của rối loạn lo âu, trầm cảm. Trong đó hợp hoan bì được lựa chọn là thành phần chính, giúp an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu, từ đó làm dịu thần kinh, giải trầm uất, cải thiện chứng mất ngủ, buồn phiền, hồi hộp, căng thẳng;
Ngoài hợp hoan bì, Kim Thần Khang còn có sự kết hợp của 7 thành phần khác:
- Uất kim (rễ phụ cây nghệ) giúp giải trầm uất, giảm suy nghĩ nhiều.
- Viễn chí (trí nhớ xa) giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung.
- Toan táo nhân, ngũ vị tử giúp trấn tĩnh hệ thần kinh, giảm hồi hộp, bồn chồn, tim đập nhanh, ngủ sâu.
- Hồng táo giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi.
- Vitamin PP, soy lecithin (vỏ hạt đậu nành) giúp tăng dinh dưỡng cho não bộ, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng.
Từng nghĩ mình phải sống chung với chứng rối loạn lo âu suốt đời, vô tình trong một lần lên mạng tìm hiểu về bệnh, anh Bản thấy bài viết mô tả triệu chứng y chang mình, anh nói: “Sau một cơn bấn loạn, tôi vào mạng tìm hiểu bệnh của mình thì thấy bài viết mô tả rối loạn lo âu rất giống tình trạng của tôi. thấy vậy, tôi mừng quá vội đặt mua vài hộp dùng thử”. Theo hướng dẫn sử dụng, anh Bản dùng Kim Thần Khang với liều 6 viên/ngày chia 2 lần. Thời gian đầu uống Kim Thần Khang, anh chưa nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào, nhưng vẫn tự dặn lòng phải kiên trì thì bệnh mới khỏi. Quả thật, đến tháng thứ 3, anh thấy bệnh giảm, không còn bấn loạn, căng thẳng, cảm giác sợ sệt, mệt mỏi, ức chế, khó chịu cũng tan biến. Anh cho biết, khi dùng Kim Thần Khang, anh không dùng kèm với bất kỳ sản phẩm khác và không gặp tác dụng phụ nào. Giờ đây, mỗi ngày đối với anh là một ngày vui. Nét mặt rạng rỡ, yêu đời, anh Bản không quên gửi lời cảm ơn đến Kim Thần Khang đã trao cơ hội được sống lần thứ 2 trong cuộc đời.
>>> Xem thêm: Nhiều người bị trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu,… chia sẻ về cách cải thiện bệnh hiệu quả.
Đánh giá chuyên gia
Mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Đình Bách giải đáp câu hỏi: “Người bị rối loạn lo âu nên có chế độ sinh hoạt như thế nào?” qua video sau đây:
>>> Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của sản phẩm Kim Thần Khang
Cáu giận vô cớ là một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn lo âu. Để rời xa tâm bệnh hiện đại, bên cạnh áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh, nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Kim Thần Khang mỗi ngày, bạn nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về rối loạn lo âu hay sản phẩm Kim Thần Khang, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.