"Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu" là thắc mắc chung của nhiều phụ nữ. Bên cạnh niềm hạnh phúc vỡ òa khi chào đón thiên thần ra đời, có những nỗi niềm thầm kín khiến chị em rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh. Bệnh kéo dài sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và chính đứa trẻ. Để nhận được lời giải đáp cho thắc mắc trên, mời bạn tham khảo bài viết sau đây!
Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh này thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân là người mẹ xấu. Trầm cảm sau sinh có thể phân thành các cấp độ nhẹ, vừa hoặc nặng, thoáng qua hoặc kéo dài.
>>>Xem thêm: Bí quyết giúp phụ nữ vượt qua trầm sau khi sinh hiệu quả - Tham khảo ngay!
Ai là đối tượng của trầm cảm sau sinh?
Trầm cảm sau khi sinh là một dạng bệnh lý về cảm xúc, các biểu hiện ban đầu của bệnh thường không được những người trong gia đình lưu tâm tới. Chỉ đến khi bệnh trở nên trầm trọng hơn, người ta mới nghĩ lại về những dấu hiệu gợi báo ban đầu. Những người dễ mắc trầm cảm sau sinh là:
- Phụ nữ mang thai khi tuổi đời còn quá nhỏ (thường là dưới 18 tuổi).
- Phụ nữ sau khi sinh bị thiếu dinh dưỡng, thiếu ngủ.
- Những bà mẹ có thời gian mang thai không như ý muốn: Thai lưu, sảy thai, thai bị dị tật, tách mẹ và con,…
- Những người chịu áp lực về việc chăm sóc con, thất nghiệp, bị bệnh hiểm nghèo,…
- Những người thường xuyên có mâu thuẫn với người thân trong gia đình, nhất là mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, thiếu sự đồng cảm và giúp đỡ của chồng.
- Tiền sử trong gia đình có thành viên từng bị trầm cảm, các bệnh liên quan về tâm thần từ giai đoạn trước.
>>>Xem thêm: Phụ nữ bị trầm cảm sau sảy thai - Làm sao để vượt qua giai đoạn “tăm tối”?
Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh
Phụ nữ được tạo hóa ban cho thiên chức làm mẹ nhưng kèm theo thiên chức đó, họ phải đối mặt với nỗi sợ hãi - trầm cảm sau sinh. Dưới đây là 5 nguyên nhân điển hình gây ra chứng bệnh này:
Sự thay đổi nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên chứng trầm cảm ở phụ nữ, bởi 2 hormone tuyến giáp này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
Sự thay đổi nội tiết là nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở phụ nữ
Mâu thuẫn gia đình: Phụ nữ sống trong gia đình không hạnh phúc có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với chị em khác. Cụ thể do: Thiếu sự giúp đỡ của người thân, áp lực về giới tính đứa trẻ, áp lực sinh con trai,... cũng làm cho nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, nhẹ là đau buồn, lo lắng, nặng hơn có có thể làm tổn hại đến bản thân và con cái của mình.
Lo lắng quá nhiều: Thích ứng với trách nhiệm của một người mẹ không phải là điều dễ dàng. Nhiều phụ nữ sau khi sinh do áp lực lần đầu làm mẹ, họ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó mất hứng thú và không kiểm soát cuộc sống bản thân, việc này dễ khiến họ rơi vào tình trạng trầm cảm.
Yếu tố di truyền: Nếu gia đình trước đó đã có người mắc trầm cảm, thì nguy cơ bị trầm cảm sau khi sinh của phụ nữ cũng rất cao.
Thiếu ngủ, thiếu chất dinh dưỡng: Do sau khi sinh phải dành thời gian chăm sóc con nên nhiều phụ nữ không có thời gian chăm sóc bản thân, thiếu ngủ, ăn không đủ chất dinh dưỡng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng bực bội, căng thẳng xuất hiện.
>>>Xem thêm: 6 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh - Đọc ngay để biết
Chứng trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?
Trầm cảm sau khi sinh thường là một triệu chứng mang tính chất tạm thời. Nó sẽ qua đi trong vòng một vài tháng đầu tiên. Nhiều chị em cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ và nói ra cảm xúc của mình hoặc không nhận được sự quan tâm của người thân, khiến cho bệnh trở nên dai dẳng hơn, thậm chí có thể không tự hết nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Một thống kê cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc trầm cảm khoảng 3 tháng đầu sau khi sinh chiếm 15%. Những người bị trầm cảm trong 12 tháng sau khi sinh là 15 - 25%. Chứng trầm cảm sau khi sinh có thể chia làm 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1:
Đây là giai đoạn đầu nên những biểu hiện của người bệnh thường mờ nhạt, họ thấy không còn hứng thú với những gì trước đây mình thích như món ăn từng yêu thích, chương trình ti vi hay xem trước kia,… Họ sẽ cho rằng mình không phải đang mắc bệnh, nhưng luôn thấy cuộc sống nhạt nhẽo, có thể buồn vui thất thường, dễ cáu gắt, khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, có người sẽ chán ăn hoặc ăn rất nhiều. Họ chỉ cảm thấy thoải mái khi được ở một mình.
Những biểu hiện này kéo dài và dần biến mất sau khoảng 2 tuần mà thường không cần điều trị gì đặc biệt, chỉ cần tới sự quan tâm, an ủi của người thân thì cảm xúc sẽ nhanh chóng quay về trạng thái bình thường.
Cảm giác chán ăn là triệu chứng thường thấy ở phụ nữ trầm cảm sau sinh
Giai đoạn 2:
Ở trạng thái này, những cảm xúc tiêu cực diễn ra thường xuyên hơn, cơ thể hoàn toàn trì trệ do việc hạn chế tiết hormone serotonin (hormone hạnh phúc) gây ra. Bạn sẽ cảm thấy cuộc đời thật tồi tệ và không muốn làm gì hết.
Giai đoạn 3:
Đây có thể coi là giai đoạn nặng nhất khi người bệnh hoàn toàn mất phương hướng, sức khỏe và thể chất suy kiệt. Họ có thể gây ra những hành vi tiêu cực cho bản thân và những người xung quanh. Điều suy nghĩ duy nhất của họ là ý định kết thúc cuộc đời để được giải thoát (theo thống kê, gần 50% người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ tự sát). Điều này đã gây ra không ít những nỗi đau, mất mát cho nhiều bệnh nhân và gia đình.
>>>Xem thêm: 5 cách đơn giản giúp phụ nữ vượt qua trầm cảm hiệu quả - Đừng bỏ lỡ!
Đẩy lùi trầm cảm sau sinh nhờ sử dụng Kim Thần Khang
Trầm cảm sau sinh nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Do đó, phòng tránh và hỗ trợ điều trị trầm cảm sau sinh là điều hết sức cần thiết. Tốt nhất, chị em hãy luôn giữ tâm trạng ổn định và thoải mái, tránh các tác động xấu về mặt tâm lý. Đồng thời, phụ nữ sau sinh cần có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, vận động hợp lý, đặc biệt là đón nhận sự quan tâm, động viên kịp thời của những người yêu thương xung quanh.
Ngày nay, xu hướng sử dụng thảo dược thiên nhiên trong hỗ trợ các vấn đề trầm cảm sau sinh đang được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Nổi trội hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang giúp nâng cao sức khỏe tâm thần kinh, an thần, giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng. Sản phẩm có thành phần chính là hợp hoan bì, kết hợp với các thảo dược quý từ thiên nhiên như ngũ vị tử, viễn chí, táo nhân, hồng táo,… giúp dưỡng tâm, tăng cường dưỡng chất cho hệ thần kinh, giải uất, có tác dụng rất tốt trong việc giải tỏa căng thẳng, stress, phòng ngừa và khắc phục hiệu quả chứng trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm sau sinh. Sử dụng sản phẩm Kim Thần Khang hàng ngày sẽ giúp xoa dịu cơ thể và tinh thần, khiến chị em giảm căng thẳng, mệt mỏi một cách hiệu quả, cải thiện các triệu chứng của trầm cảm sau sinh nhanh hơn.
Kim Thần Khang giúp phòng ngừa trầm cảm sau sinh
THÔNG TIN BỔ ÍCH DÀNH CHO BẠN
Cảm nhận của người dùng
Chị Tằng Thị Hương (19 tuổi, ở thôn Khe Chanh, xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), SĐT: 0948.973.250 vượt qua trầm cảm sau sinh sau hơn 1 tháng sử dụng Kim Thần Khang.
Mời bạn xem thêm chia sẻ của chị Hương qua video sau đây:
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện rối rối loạn lo âu, trầm cảm của những người khác TẠI ĐÂY
Đánh giá của chuyên gia
Mời các bạn lắng nghe phân tích của GS.TS Nguyễn Văn Thông về sự nguy hiểm của trầm cảm sau sinh và hướng điều trị phù hợp trong video sau đây:
>>>Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của Kim Thần Khang trên người bệnh trầm cảm TẠI ĐÂY
Từ những thông tin mà bài viết cung cấp, hy vọng bạn đã có kiến thức tổng quát về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh. Đặc biệt, đừng quên sử dụng Kim Thần Khang mỗi ngày, bạn nhé!
Bạn đang bị trầm cảm sau sinh hoặc nghi ngờ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh