Trầm cảm biểu hiện âm thầm trong thời gian dài, khiến nhiều người rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý. Tuy nhiên, khi xuất hiện ở giai đoạn đầu, nhiều người thường nhầm lẫn đó là các dấu hiệu mệt mỏi bình thường của cơ thể, điều này khiến cho việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. Do đó, bài viết sau đây sẽ chỉ ra 5 biểu hiện cơ bản của chứng trầm cảm. Mời bạn đọc tham khảo!

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm đứng thứ hai trong số các bệnh lý phổ biến toàn cầu. Theo thống kê của Bộ y tế năm 2016, có đến 6% dân số Việt Nam mắc trầm cảm. Nếu trước kia, trầm cảm chủ yếu xuất hiện trong độ tuổi từ 60 - 65 thì hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi mắc từ 15 - 27.

 Trầm cảm là bệnh lý phổ biến thứ 2 toàn cầu

Trầm cảm là bệnh lý phổ biến thứ 2 toàn cầu

Theo định nghĩa từ trang Wikipedia: "Trầm cảm là một chứng rối loạn khí sắc trong tâm thần học. Bệnh hình thành do sự rối loạn của hoạt động não bộ gây nên biến đổi thất thường trong suy nghĩ, hành vi và cảm nhận".

>>>Xem thêm: Phụ nữ bị trầm cảm phải làm sao để đối phó?

Nguyên nhân gây trầm cảm

Trầm cảm không đơn thuần là biểu hiện rối loạn tâm lý, dưới góc nhìn y học, đây là bệnh lý tâm thần điển hình. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm:

Di truyền

Trầm cảm có liên quan đến yếu tố di truyền, do đó nếu các thành viên trong gia đình từng mắc trầm cảm thì khả năng cao bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với trầm cảm tại một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, cụ thể gen nào gây ra chứng trầm cảm thì hiện vẫn chưa xác định được rõ.

 Trầm cảm có liên quan đến yếu tố di truyền

Trầm cảm có liên quan đến yếu tố di truyền

Sự thiếu hụt serotonin

Ở một số người, các phản ứng sinh hóa của não sẽ thay đổi khi mắc chứng trầm cảm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin có ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc và niềm vui. Do đó, tác động chủ yếu của các thuốc chống trầm cảm là cân bằng serotonin để giúp điều chỉnh tâm trạng.

Hormone

Thay đổi trong sản xuất hoặc vận chuyển hormone liên quan trực tiếp đến chứng trầm cảm. Đặc biệt, trong giai đoạn cơ thể xuất hiện nhiều sự biến động hormone như mãn kinh, sinh nở,... rất dễ gây trầm cảm. Ngày nay, trầm cảm sau sinh đang trở thành nỗi lo sợ của nhiều gia đình nếu không được phát hiện kịp thời.

Sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh trầm cảm. Những tác động từ sự kiện bên ngoài như: Cú sốc tâm lý do mất người thân, gia đình ly hôn, mâu thuẫn bạn bè, căng thẳng trong công việc gây ra cảm xúc tiêu cực, ức chế tâm lý, từ đó dẫn đến trầm cảm.

 Sang chấn tâm lý gây trầm cảm

Sang chấn tâm lý gây trầm cảm

>>>Xem thêm: Giúp bạn nhận biết triệu chứng bệnh trầm cảm nhẹ nhờ cách đơn giản

Trầm cảm biểu hiện như thế nào?

Các triệu chứng trầm cảm thường biểu hiện khác nhau ở từng người. Trong hầu hết trường hợp, trầm cảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc và thể chất. Khi bị trầm cảm, bạn có thể đối diện với một số triệu chứng sau:

Buồn

Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trầm cảm là cảm giác buồn rầu hoặc trống rỗng, tình trạng này thường kéo dài liên tục hơn 2 tuần. Nhiều người gọi đó là cảm giác “tuyệt vọng”, điều này khiến cuộc sống trở nên u ám. Theo các chuyên gia, nếu hiện tượng này kéo dài hơn 2 năm thì sẽ được quy vào chứng trầm cảm kinh niên.

Cảm giác bất lực

Cảm giác bản thân không có giá trị, tội lỗi hoặc trở thành gánh nặng cho gia đình là điều phổ biến ở người trầm cảm. Họ thường có xu hướng tập trung vào các lỗi lầm hay khiếm khuyết của bản thân. Họ sẽ tự trách mình trước tiên nếu cuộc sống xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Ở thanh thiếu niên còn xuất hiện cảm giác vô dụng và lảng tránh mọi người.

Cáu gắt

Trầm cảm khiến con người dễ trở nên cáu gắt, tức giận vô cớ trước các vấn đề nhỏ nhặt. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, khó kiểm soát cảm xúc cá nhân. Nam giới và nữ giới có dấu hiệu trầm cảm khác nhau. Nếu như nữ giới khóc sau khi tỏ ra giận dữ, thì nam giới có xu hướng bất ổn và hung hãn hơn.

 Người trầm cảm dễ trở nên cáu gắt

Người trầm cảm dễ trở nên cáu gắt

Mệt mỏi

Theo nghiên cứu, trong số những người mắc hội chứng mệt mỏi, có đến 50% bị trầm cảm. Mệt mỏi là biểu hiện thường gặp của trầm cảm ở giai đoạn đầu. Điều này khiến bạn cảm thấy bị trút sạch năng lượng, luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, mất tập trung, dẫn tới khả năng học tập, lao động bị giảm sút.

Tội lỗi

Người trầm cảm luôn sống trong nội tâm trách móc, đổ lỗi, và hạ thấp bản thân. Họ thường tự trách bản thân với những câu hỏi như: Mình thật vô tích sự, lẽ ra mình phải làm thế này, mình không đáng sống,… lối suy nghĩ này đã làm tổn thương khiến người bệnh thêm chán nản, tuyệt vọng, không còn mong muốn tìm cách điều trị trầm cảm.

>>> Hiểu thêm những dấu hiệu trầm cảm biểu hiện như thế nào? GS.TS Nguyễn Văn Thông trả lời qua video sau:

Lời khuyên dành cho người trầm cảm

Trầm cảm đang trở thành cụm từ phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Để trấn an tâm lý và giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi, các chuyên gia đưa ra những gợi ý đơn giản sau:

Nói chuyện với chuyên gia tâm lý

Trò chuyện với chuyên gia tâm lý là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Các chuyên gia tâm lý luôn lắng nghe và đưa ra lời khuyên để ổn định cảm xúc và thể chất của người trầm cảm. Đồng thời, họ sẽ chỉ ra nguyên nhân và tìm cách giúp bạn tháo gỡ nút rối.

Luyện tập thể dục

Tập luyện là cách giúp người trầm cảm giải phóng năng lượng tiêu cực thay vì ngồi hoặc nằm quá lâu một chỗ. Khi tham gia luyện tập, cơ thể sẽ cảm thấy khỏe mạnh, hưng phấn, lấy lại sự tự tin trong cuộc sống, xua tan suy nghĩ tiêu cực gây trầm cảm.

Rèn luyện giấc ngủ

Nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ ngon sẽ giúp cho tinh thần sảng khoái, giảm bớt căng thẳng, cải thiện triệu chứng trầm cảm. Vì vậy, khi đối mặt với trầm cảm, bạn cần hình thành thói quen ngủ khoa học bằng cách đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm nhất định, kể cả ngày nghỉ.

 Ngủ đủ giấc giúp làm dịu thần kinh

Ngủ đủ giấc giúp làm dịu thần kinh

Giao tiếp xã hội

Việc gặp gỡ bạn bè thường xuyên sẽ giúp người mắc trầm cảm giảm căng thẳng, kết nối nhiều mối quan hệ, cải thiện kỹ năng giao tiếp. Do đó, hãy mạnh dạn giao lưu và chia sẻ vấn đề khó khăn mà bạn đang gặp phải.

>>>Xem thêm: SUY NHƯỢC THẦN KINH VÀ TRẦM CẢM KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Công thức ưu việt dành cho người trầm cảm

Trầm cảm là bệnh lý rối loạn tâm thần phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, bệnh tiến triển kéo dài và rất dễ tái phát. Chính vì vậy, điều trị bệnh lý này đòi hỏi nhiều thời gian, sự kiên trì của cả người bệnh và gia đình.

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm như đã nêu ở trên, trong đó chủ yếu là sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin - “nhân vật” đóng vai trò chủ chốt trong việc quyết định tâm trạng. Serotonin được coi là chìa khóa đem lại cảm giác hạnh phúc, chống lại sự tấn công của trầm cảm. Chính vì vậy, mục tiêu đặt ra là cần tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin.

Hiện nay, nhóm thuốc tây y thường được sử dụng để cải thiện tình trạng thiếu hụt serotonin đó là các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs). Chúng giúp giữ lại serotonin để bộ não hoạt động bình thường. Tuy nhiên, chúng không làm tăng tổng lượng serotonin cho não. Một số nghiên cứu cho thấy, đây không phải là biện pháp lâu dài, điều chúng ta cần là một sản phẩm có thể làm tăng lượng serotonin cho não bộ chứ không chỉ đơn thuần giữ lại lượng serotonin ít ỏi.

Thấu hiểu được nỗi niềm trên, qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công sản phẩm Kim Thần Khang có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, đây được coi là giải pháp toàn diện tác động đến nguyên nhân gây trầm cảm, cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh và cung cấp dưỡng chất cho hệ thần kinh. Thành phần chính của sản phẩm là cao hợp hoan bì, có tác dụng ức chế và tiêu diệt gốc tự do (yếu tố gây lão hóa và tổn thương tế bào não). Đặc biệt, thành phần này giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin (hormone hạnh phúc), từ đó nuôi dưỡng tế bào não bộ, cải thiện tình trạng trầm cảm và các triệu chứng buồn chán, mệt mỏi, mất tập trung, lấy lại tinh thần lạc quan, bình thản trong tâm hồn.

Để tăng cường hiệu quả, bên cạnh hợp hoan bì, Kim Thần Khang còn có sự kết hợp của nhiều thảo dược quý khác như: Uất kim, viễn chí, toan táo nhân, ngũ vị tử, hồng táo... có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu, cải thiện triệu chứng đau đầu, đau nhức mình mẩy, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực, căng thẳng, mệt mỏi khó chịu. Do đó, sản phẩm không chỉ giúp cải thiện trầm cảm mà còn tốt cho tất cả các trường hợp mắc suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, mất ngủ,....

 Kim Thần Khang giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả 

Kim Thần Khang giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả

tong dai tu van

Cảm nhận khách hàng khi cải thiện trầm cảm thành công

Từng sống trong lo âu, trầm cảm suốt từ đầu năm 2018, đến nay, chị Nguyễn Thị Thúy Hồng (sinh năm 1969, nhà số 08 ấp Thái Hòa 2, khu dân cư 6, xã Phú Túc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai - SĐT 0377313658) vẫn không ngờ rằng, mình đã thoát khỏi bệnh chỉ trong thời gian ngắn. Mọi chuyện ngỡ như câu chuyện cổ tích giữa đời thực.

Xem thêm chia sẻ của chị qua video sau đây:

mua ngay

>>> Xem thêm: Nhiều người bị trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu,… chia sẻ về cách cải thiện bệnh hiệu quả.

Chuyên gia đánh giá về tác dụng của Kim Thần Khang

Mời bạn lắng nghe phân tích của GS.TS Nguyễn Văn Chương về các phương pháp chữa bệnh trầm cảm qua video sau:

>>> Xem thêm: Đánh giá của nhiều chuyên gia khác về tác dụng của Kim Thần Khang

Nhận biết sớm các biểu hiện trầm cảm là chìa khóa giúp bạn vượt qua chứng bệnh này hiệu quả. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm Kim Thần Khang mỗi ngày để tăng cường sức khỏe thần kinh, giải trầm uất, loại bỏ nỗi lo trầm cảm.

Bạn còn đang thắc mắc về biểu hiện trầm cảm hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Kim Thần Khang, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (Zalo/Viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

Phương Loan