Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không? Đây không chỉ là thắc mắc của rất nhiều người bệnh mà còn là nỗi băn khoăn của người nhà bệnh nhân không biết rằng khi phát hiện người mắc có biểu hiện của trầm cảm họ cần đưa người bệnh đến chuyên khoa nào để thăm khám. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có câu trả lời chính xác cũng như những thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là tình trạng rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học, được đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, lo lắng, sợ hãi quá mức và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Trầm cảm gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, cách bạn cảm nhận, hành xử và có thể dẫn đến những biến đổi đa dạng về tinh thần và thể chất. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần có thể gây ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ xã hội và gia đình, thậm chí trong một số trường hợp nghiêm trọng, trầm cảm có thể đưa bạn đến ý nghĩ tự sát.

Một sai lầm mà phần lớn chúng ta mắc phải đó là coi trầm cảm là một tình trạng cảm xúc, có thể tự vượt qua mà không phải bệnh lý. Nhiều người cho rằng người trầm cảm là những người yếu đuối, thiếu ý chí, không hòa đồng… Chính những sai lầm đó vô tình làm cho người mắc trầm cảm ngại ngùng, che giấu tình trạng của mình dẫn tới không được điều trị kịp thời. Trên thực tế, trầm cảm được xác định là một bệnh lý thực sự.

Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không?

Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không?

hotline

Trầm cảm có phải là bệnh tâm thần không?

Hiện nay, bệnh trầm cảm và tâm thần xuất hiện ngày càng nhiều do áp lực công việc, học tập, đời sống gia đình, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của tất cả mọi người. Tùy thuộc vào mức độ chịu đựng ở mỗi người là khác nhau mà nguy cơ mắc trầm cảm và các bệnh tâm thần là khác nhau. Để trả lời cho câu hỏi trầm cảm có phải là bệnh tâm thần hay không, trước hết chúng ta cần tìm hiểu bệnh tâm thần là gì?

Bệnh tâm thần là do hoạt động của não bộ bị rối loạn do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần,… làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Trong bệnh tâm thần, các tổn hại thực thể của hệ thần kinh không rõ rệt. Tiến hành chụp chiếu, xét nghiệm thường không phát hiện tổn thương thực thể. Bệnh lý này thường liên quan đến hàng loạt vấn đề về sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến suy nghĩ, tâm trạng và hành vi của người bệnh. Các bệnh tâm thần bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống,…

Các nghiên cứu chụp hình não mới nhất cho thấy rằng bệnh trầm cảm không chỉ là một bệnh “tưởng tượng”. Bởi từ hình ảnh chụp não bộ của những người trầm cảm cho thấy có rất nhiều biến đổi trong sự hoạt động của não bộ. Những cấu trúc thần kinh và mạng lưới thần kinh có chức năng điều hòa căng thẳng đều có sự biến đổi trong bệnh trầm cảm. Chính vì thế mà khi bị trầm cảm, người mắc không chỉ có những triệu chứng về mặt tâm lý mà còn có biểu hiện trên cơ thể như đau ngực, mệt mỏi, ngất xỉu, đau đầu, mất ngủ, đau nhức toàn thân, đau khớp…, điều này gây ra khó khăn trong quá trình chẩn đoán, xác định chính xác bệnh căn nguyên.

Buồn chán là biểu hiện của trầm cảm

Buồn chán là biểu hiện của trầm cảm

Những nghiên cứu chụp hình bằng PET scan hay MRI cho thấy rằng khi bị trầm cảm, hệ thống limbic của não hoạt động quá mức và gây ra các biểu hiện căng thẳng thần kinh như cau có, lo âu, buồn bã, mất ngủ,…  Đại não hoạt động yếu, sinh ra những triệu chứng như giảm tập trung, mất khả năng phán đoán, nhạy bén và khó đưa ra quyết định chính xác,…

Các triệu chứng trầm cảm kéo dài và không được điều trị, sự căng thẳng thường xuyên sẽ tạo ra quá nhiều kích thích tố (glucocorticoids) làm giảm những chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh, từ đó sẽ làm hư hỏng một số tế bào thần kinh, đặc biệt là tế bào Hippocampus rất quan trọng trong chức năng ghi nhớ. Vì thế khi bị stress hay trầm cảm lâu ngày không trị liệu thì một số tế bào thần kinh có thể chết dần dẫn tới suy giảm trí nhớ.

Như vậy, có thể nói rằng bệnh trầm cảm nằm trong nhóm bệnh tâm thần, theo phân loại quốc tế ICD-10, trầm cảm có mã bệnh là F32, thuộc nhóm bệnh rối loạn khí sắc – nhóm bệnh rối loạn tâm thần và hành vi.

Trầm cảm gây suy giảm trí nhớ

Trầm cảm gây suy giảm trí nhớ

>>> Xem thêm các triệu chứng của trầm cảm TẠI ĐÂY

Phòng ngừa bệnh trầm cảm như thế nào?

Theo thống kê gần đây của Viện sức khoẻ tâm thần Trung ương, tỷ lệ người Việt Nam có khả năng bị bệnh tâm thần một lần trong đời là 15 - 20%. Bệnh tâm thần rất phổ biến trong cộng đồng. Như trầm cảm chiếm tới 6% dân số, các rối loạn lo âu hơn 10%, tâm thần phân liệt 1%, rối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm 1%. Hậu quả của trầm cảm có thể rất nghiêm trọng như hành vi tự sát hoặc làm tổn hại người khác. Không dừng lại ở đó, trầm cảm còn ảnh hưởng đến kinh tế gia đình do chi phí, thời gian điều trị kéo dài và đặc biệt người mắc dần mất đi khả năng lao động khiến kinh thế gia đình càng trở nên khó khăn. Bởi vậy, phòng ngừa trầm cảm đang là vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh như những người làm việc cường độ cao, phụ nữ, người cao tuổi, người đang mắc nhiều bệnh lý mắc kèm,… Hiện nay, trên thị trường xuất hiện dòng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp phòng ngừa trầm cảm hiệu quả mà đặc biệt an toàn và không có tác dụng phụ. Điển hình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe mang tên Kim Thần Khang có thành phần chính là cao hợp hoan bì kết hợp với các thảo dược quý như ngũ vị tử, uất kim, viễn chí,… có tác dụng dịu thần kinh, giải trầm uất, giúp cải thiện các triệu chứng của trầm cảm hiệu quả. Kim Thần Khang hiện đang là sản phẩm hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần kinh và cải thiện tình trạng mất ngủ được rất nhiều người bệnh và bác sĩ tin dùng trong hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, đau đầu, lo âu, stress gây ra. Kim Thần Khang có thể dùng được lâu dài mà không gây tác dụng phụ, không gây tương tác với các sản phẩm dùng cùng khác.

Kim Thần Khang hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả

Kim Thần Khang hỗ trợ điều trị mất ngủ hiệu quả 

mua ngay

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN

Kinh nghiệm cải thiện chứng trầm cảm thành công của những người khác

Hãy lắng nghe chia sẻ của chị Trần Thị Quyết SĐT: 0374653324 trú tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương vượt qua trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu sau 2 tháng:

Xem thêm kinh nghiệm cải thiện chứng trầm cảm của những người khác TẠI ĐÂY

CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ KIM THẦN KHANG?

Hãy lắng nghe chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải về một số bài thuốc thảo dược thiên nhiên nâng cao sức khỏe thần kinh, tâm thần. 

“Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp bạn đối phó với chứng suy nhược thần kinh, trầm cảm như sử dụng thuốc an thần, các bài tập yoga... Để nâng cao hiệu quả điều trị, có thể phối hợp với sản phẩm thảo dược thiên nhiên như Kim Thần Khang có thành phần như hợp hoan bì, ngũ vị tử, táo nhân, viễn chí, uất kim,… đây là công thức toàn diện bao gồm các vị thuốc có tác dụng an thần, tăng cường hoạt huyết và nuôi dưỡng não bộ  một cách hiệu quả, an toàn.”

Xem thêm phân tích của các chuyên gia về cách cải thiện trầm cảm TẠI ĐÂY

Hy vọng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đã có câu trả lời chính xác, đầy đủ cho câu hỏi trầm cảm có phải là bệnh tâm thần hay không? Từ đó có hướng xử trí cũng như cách khắc phục hiệu quả, an toàn nhất!

Bạn đang bị trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, mất ngủ, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739, để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

Kiều Hương

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh