Hệ thần kinh thực vật là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương. Gọi là thần kinh thực vật vì nó điều hoà các chức năng của cơ thể động vật giống như ở thực vật tức không theo ý muốn chủ quan của cơ thể. Thần kinh thực vật tham gia điều chỉnh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, bài tiết, chuyển hoá… cho nên trong đông y ngoài thuật ngữ chẩn đoán bệnh rối loạn thần kinh thực vật còn có những thuật ngữ khác: rối loạn thần kinh tim, rối loạn thần kinh giao cảm, rối loạn phó giao cảm, suy nhược thần kinh

KHÁI NIỆM RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT (Suy nhược thần kinh)

Chứng Rối loạn thần kinh thực vật trong đông y còn gọi là rối loạn chức năng là do hoạt động thần kinh cao cấp quá mức căng thẳng, kích thích ngoài ý muốn, hoặc sau khi bị bệnh nặng, bệnh lâu dài, thể chất hư nhược, đến nỗi công năng tạng phụ, âm dương, khí huyết đều mất điều hòa mà dẫn đến rối loạn công năng.

Đông y thường thì dựa vào triệu chứng bệnh, tìm ra gốc bệnh, rồi từ đó đề ra phương pháp chữa và bài thuốc phù hợp.

CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT (Suy nhược thần kinh)

  • Thường có kích thích tinh thần hoặc tinh thần căng thẳng thời gian dài, lo nghĩ, hoạt động thần kinh khẩn trương quá độ là nhân tố gợi phát.
  • Bệnh này triệu chứng biểu hiện không như nhau, có người cảm thấy tim đập nhanh, cảm thấy như tim ngừng đập, có thể kèm theo mệt mỏi, hồi hộp, tim thổn thức, tinh thần bất an, sợ hãi, chóng mặt, có thể có đau đầu, tai ù, mắt hoa buồn nôn, nôn, thậm chí ngất, di tinh, liệt dương, cho tới một số chứng trạng không hạn chế cụ thể.

Trên thực tế lâm sàng chữa bệnh này thì tôi thường gặp các thể, các dạng bệnh như sau:

Phân loại Thể bệnh: Tùy mức độ bệnh mà có thể có các biểu hiện ít nhiều

I. ÂM HƯ HỎA VƯỢNG

Hay gặp ở người cao huyết áp, rối loạn tiền mãn kinh: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, có thể có ù taiTim thổn thức, hồi hộp tay chân buồn bã, trong ngực nóng bứt rứt, người hay bừng nóng, mặt đỏ, hai gò má có thể đỏ, mệt nhiều về buổi chiều, lòng bàn tay chân nóng, đái nước tiểu vàng. miệng khô, họng khô, có thể táo bón, hồi hộp, mất ngủ, nhiều mộng, có thể có cảm giác nuốt vướng trong họng, khạc không ra nuốt không vào. ( có thể có viêm mũi mãn). Có thể có cơn đau vùng ngực từng lúc, cơn đau đầu, váng đầu, bứt rứt, dễ cáu gắt ( Tùy mức độ bệnh mà có thể có các triệu chứng trên)

Phân tích: Do thận suy yếu (chức năng thận), Tâm hỏa vượng nên hồi hộp, buồn bực, ít ngủ, có thể mỏi lưng. Bệnh nhiệt lâu ngày làm tổn thương chân âm, nên âm hư hỏa vượng quấy nhiễu Tâm thần sinh ra hồi hộp mất ngủ, Tâm hỏa bốc lên nên ù tai, choáng đầu, hoa mắt, miệng khô, lưỡi đỏ, trong người nóng bức bối. ( Giải thích đơn giản cho các bạn dễ hiểu: Thận chủ thủy: nước, Tâm là hỏa: lửa. Thận yếu -> nước không giập được lửa -> lửa bùng lên gây các triệu chứng trên)

II. TÂM THẬN CÙNG HƯ

  1. Tâm dương bất túc: gồm Tâm khí hư và Tâm dương hư. Biểu hiện chung: hồi hộp,  ( khi hoạt động nặng thêm như leo cầu thang, làm việc gắng sức, chạy bộ …), tức thở, tự ra mồ hôi, mồ hôi ra nhiều, mệt mỏi, hay thở dài, sắc mặt trắng bợt, mình hàn, tay chân lạnh, sợ lạnh, sợ gió, ngại tắm, khó chịu vùng tim, đau timđoạn khí, hụt hơi
  2. Kèm thận hư: Đầu xoay tai ù, di tinh, buốt thắt lưng, phiền thao mất ngủ, nhiều mộng hay quên, có thể có họng khô, nước tiểu vàng, không mộng mà di tinh, Hoặc: hoạt tinh, dương suy xuất tinh sớm, sợ lạnh. hồi hộp hay thổn thức, chân tay lạnh, tiểu nhiều, nước tiểu trong, lạnh và sợ gió, ngại tắm, ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch

Phân tích: Do dương khí suy yếu, tâm khí không đủ sức thôi động huyết mạch, thủy khí dâng lên gây hồi hộp, khó thở, tim đập nhanh. Phế khí hư yếu nên ra mồ hôi, sợ gió, sợ lạnh. Tâm dương hư nên thấy hiện tượng Hàn: nên người và chân tay lạnh. Bệnh có thể dẫn đến dương khí đại hư sẽ thấy nhiều mồ hôi, tứ chi lạnh, hồi hộp, ảnh hưởng tới thần chí, có thể đưa đến bất tỉnh.

Giải thích đơn giản cho dễ hiểu: Bì mao ( da, chân lông) là phần ngoài cùng của cơ thể, có tác dụng bảo vệ cơ thể chống ngoại tà (gió, lạnh) xâm nhập. Mà Phế chủ bì mao nên khi phế khí kém sẽ dẫn đến thở ngắn, thở gấp, người mệt vô lực, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch, có lúc sợ lạnh, gai rét, dễ bị Cảm mạo. Phế -> Tâm.

III. TÂM TỲ LƯỠNG HƯ (tâm huyết hư)

Hay gặp ở người thiếu máu,suy nhược cơ thể (do bệnh tật, sinh đẻ, mổ đẻ, dinh dưỡng kém) choáng đầu hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng bồn chồn, Đêm ngủ chập chờn không sâu, dễ tỉnh, tim thổn thức đập nhanh, sắc mặt không tươi, mệt mỏi không có sức, ăn uống kém không biết ngon. Có thể mất ngủ nhiều, trằn trọc, hay mê.

Phân tích: do Tỳ hư mà Tỳ chủ chức năng vận hóa đồ ăn, Tỳ hư nên vận hóa không tốt nên ăn không ngon miệng, chán ăn, nguồn dinh dưỡng thiếu, không hấp thu được, nên biểu hiện mệt mỏi. Tỳ chủ cơ nhục nên cơ nhục mền nhão, chân tay rời rạc. Tỳ hư không sinh được huyết, dẫn đến Huyết không nuôi dưỡng được Tâm, vì vậy gây mất ngủ, mơ nhiều nhanh tỉnh, hay quên.Tâm chủ huyết mạch, vinh nhuận lên mặt, huyết hư không dưỡng được Tâm gây nên Tâm quý (hồi hộp, tim đập nhanh, thổn thức, choáng váng, đầu mắt hoa, mặt nhợt nhạt, mất ngủ). Huyết hư không đủ thông ra tay chân nên chân tay rời rạc, mệt mỏi. Tỳ  -> huyết thiếu => Tâm

IV. TÂM HUYẾT Ứ TRỆ

Tim hồi hộp, đau tim (đau nhói hoặc đau râm ran vùng trước tim hay sau tim) lúc đau lúc không. Khi bệnh nghiêm trọng thì đau nhiều, móng tay xanh tím, ra mồ hôi, tứ chi lạnh. Do huyết ứ trệ nên toàn thân lưu thông máu kém làm tim hồi hộp, tim đau, do vậy mà thiếu máu ở mao mạch, toàn thân lưu thông máu kém. Tâm dương bất chấn không đủ làm nóng chi nên chân tay lạnh,dương khí không giữ chắc ngoài biểu nên làm cho ra mồ hôi nhiều. chứng này thường gặp ở bệnh xơ vữa động mạch vành và co cứng cơ tim.

V. TÂM CAN KHÍ UẤT

Hay gặp ở phụ nữ, làm việc căng thẳng, Tinh thần uất ức, hay nghi hay nghĩ nhiều, hay cáu gắt tức giận vô cớ, hoặc ngực buồn bằn, sườn đau, bụng trướng, ợ hơi, ăn ít, hay thở dài …. Có thể có mắt đỏ, miệng khô mà đắng, đại tiện bí. Hoặc trong họng cảm thấy như có vật cứng vướng nuốt không xuống khạc không ra  ( kiểm tra họng không có viêm họng, không có tổn thương thực thể).

Hỗ trợ điều trị: Để cải thiện triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật như hồi hộp, lo lắng, mất  ngủ, tim đập nhanh giúp điều hòa hệ thần kinh thực vật thì đông y có các vị thuốc như Hợp hoan bì, uất kim, toan táo nhân, viễn chí,… giúp giải uất, trấn tĩnh hệ thần kinh giảm lo âu, hồi hộp và dễ đi vào giấc ngủ, để tiện cho việc sử dụng thì nhiều bệnh nhân, bs đang tin dùng sản phẩm Kim Thần Khang là sản phẩm tiêu biểu cho dòng thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật, suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu.