Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, khi đó người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn. Mất ngủ lâu ngày không được hỗ trợ chữa trị rất dễ dẫn tới suy nhược thần kinh. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn. Mất ngủ lâu ngày có thể dẫn tới các vấn đề về bộ nhớ, trầm cảm, khó chịu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Để trị chứng mất ngủ cả tây y và y học cổ truyền đều đưa ra rất nhiều phương thuốc, trong đó các bài thuốc từ quả táo tàu được đánh giá cho hiệu quả rất tốt.

Tác dụng hỗ trợ chữa mất ngủ từ táo tàu

Táo tàu hay đại táo, can táo, hồng táo…, có tên khoa học Zizyphus jujuba Mill, huộc họ Táo (Rhamnaceae). Táo là một loài cây thân gỗ nhỏ, có thể cao trên 10 m với các lá xanh bóng, và đôi khi có gai. Các hoa nhỏ, màu trắng hoặc ánh lục, quả hình trứng, khi còn non có màu xanh lục, vỏ trơn bóng, nhưng khi nó già hơn thì vỏ trở nên sẫm, khi chín có vỏ có màu đỏ. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-9. Người ta dùng táo tàu để ăn và làm thuốc. Theo Đông y, táo tàu vị ngọt tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng vị, sinh tân dịch, điều hòa doanh vệ, hóa giải các vị thuốc khác. Táo tàu cùng một số vị thuốc khác là những bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh rất hiệu quả. Trong thang thuốc Bắc thường có vị “đại táo”.

Táo tàu được thu hái vào mùa thu đông, khi quả chín hái về  ăn hay phơi sấy khô làm thuốc. Quả Táo màu hồng gọi là Hồng táo. Ngoài việc thu hoạch để làm Hồng táo bán như trên,  người ta còn thu hái quả táo khi chín vàng, phơi cho héo đến khi quả táo hơi nhăn, đem quay trong thùng có gai để châm lỗ, rồi lấy rễ con, thân lá cây Địa hoàng sắc cho cô đặc với ít đường để ngào, rồi phơi lại cho đến khi không dính tay thì đóng vào túi nylon đem bán. Loại chế như thế thì có màu đen, có vị ngọt hơn Hồng táo gọi là Hắc táo.

Táo tươi ăn thơm mát, có giá trị dinh dưỡng rất cao với nhiều protein, lipid, axit amin, vitamin A, B2, C, P, các nguyên tố vô cơ như canxi, phốt pho, sắt, nhôm... Phần ăn được của táo chiếm 91% trọng lượng quả, cho nhiều nhiệt lượng; đặc biệt, hàm lượng vitamin trong táo rất cao. Cứ 100 gam táo tươi có 380-600 mg vitamin, cao gấp 70-80 lần táo tây. Từ cùi thịt quả đến hạt táo, vỏ cây, rễ cây đều là những vị thuốc nổi tiếng.

Bài thuốc hỗ trợ chữa mất ngủ theo kinh nghiệm dân gian từ táo tàu

Gần đây, qua đi sâu nghiên cứu, các nhà y học Trung Quốc phát hiện nhiều tác dụng của táo tàu: Bổ dưỡng sức khỏe, thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Táo tàu còn có tác dụng bổ gan, tăng cường cơ bắp, hạ huyết áp, an thần, dễ ngủ, tránh hưng phấn mẫn cảm, hạn chế sự phát triển tế bào ung thư, làm tan đờm, giảm ho, cải thiện dinh dưỡng cơ tim... 

Sau đây là 1 số tác dụng của táo tàu:  -Trị nhiệt bệnh sau khi bị thương hàn làm khô miệng, nuốt đau, thích ngủ: Đại táo 10 quả, ô mai 10 quả, nghiền nát, trộn với mật làm thành viên to bằng hạt hạnh nhân, dùng để ngậm. - Đau tim đột ngột: Ô mai 1 quả, táo tàu 2 quả, Hạnh nhân 7 quả, tán nhỏ. Nam giới uống với rượu, nữ uống với giấm. -Tiểu cầu máu giảm: Hồng táo 120g, vỏ nhân lạc 6g, sắc đặc uống ngày 3 lần. -Trẻ em cam tẩu mã: Đại táo 1 quả, Hoàng bá 6g, hai vị đốt thành than, tán nhỏ, sát vào răng. - Mẩn ngứa ở trẻ em: Hồng táo (vừa đủ dùng, bỏ hạt), phèn chua sấy khô rồi tán thành bột, đắp lên chỗ mẩn ngứa. - Dị ứng da: Táo tàu 10 quả, ăn liên tục, ngày 3 lần. - Phù nề toàn thân: Hồng táo 1.000g, Đại kích 500g, đổ nước ninh 1 ngày đêm. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g. -Tỳ vị hư nhược: Táo tàu bỏ hạt sấy khô, tán bột, trộn đều với gừng sống; uống ngày 2 lần, mỗi lần 6g với nước lã đun sôi. -Viêm gan vàng da: Táo tàu 200g, Nhân trần 60g, Tiêu sơn chi 30g, sắc uống ngày 2 lần (sáng, chiều). -Ra mồ hôi trộm: Táo tàu, Ô mai, rễ Ma hoàng (mỗi loại 10g), sắc uống ngày 2 lần. -Lo lắng mất ngủ: Táo tàu 14 quả, hành 7 củ, sắc uống....

*Tùy vào cơ địa mỗi người mà có tác dụng khác nhau

Để tăng cường tác dụng an thần, cải thiện chứng mất ngủ của táo tàu, các nhà sản xuất đã cho ra đời sản phẩm Kim Thần Khang à sự kết hợp của hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan), một vị thuốc có chức năng chủ yếu là giúp an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu,  với các dược liệu thiên nhiên có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh, suy nhược dễ bị kích thích. Giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, lo âu, nghi bệnh, stress. Cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện tình trạng kém ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể...