Nhiều bệnh nhân trầm cảm sau khi uống thuốc được một thời gian thì các triệu chứng không còn nữa, họ nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh và tự ý ngưng thuốc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc chống trầm cảm sai lầm như vậy lại đang tạo cơ hội cho bệnh quay trở lại và “lợi hại hơn xưa”.
Thuốc chống trầm cảm: Sử dụng không đúng dễ tái phát
Anh Nguyễn Văn Tuyên (30 tuổi, HN) bị trầm cảm do áp lực công việc, gia đình. Anh đi khám thì được bác sĩ kê thuốc chống trầm cảm 3 vòng, bác sĩ cho uống 6 tháng nhưng sau 3 tháng sử dụng đã đỡ. Trong quá trình uống thuốc, anh thấy cả người nôn nao, khó chịu nên khi thấy bệnh thuyên giảm là anh dừng thuốc luôn, không may 2 tháng sau anh bị tái phát, bệnh trở nên khó hỗ trợ chữa và tốn kém hơn rất nhiều so với ban đầu.
Thuốc chống trầm cảm: Sử dụng không đúng dễ tái phát
Các bác sĩ chuyên khoa đã nhấn mạnh: thuốc chống trầm cảm đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, liên tục trong thời gian dài, có những bệnh nhân cần uống thuốc suốt đời.
Đối với những loại thuốc thông thường, khi các triệu chứng không còn, người bệnh có thể dừng thuốc để hạn chế những tác dụng không mong muốn. Thuốc chống trầm cảm không như vậy, dù các triệu chứng mất đi nhưng nguyên nhân vẫn còn, chỉ cần ngưng thuốc, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát. Sở dĩ như vậy vì bệnh gây ra sự thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ , sự thay đổi này kéo dài và khó khắc phục. Người bệnh phải uống thuốc lâu hơn dù bệnh đã khỏi để não quay trở về chức năng hoạt động bình thường.
Uống thuốc chống trầm cảm như thế nào cho đúng?
Theo ý kiến của các chuyên gia, phần lớn nguyên nhân làm cho bệnh trầm cảm tái phát là do ngưng thuốc quá sớm. Một thuốc chống trầm cảm khi sử dụng từ 2-4 tuần mới thấy được hiệu quả, và người bệnh nên tiếp tục dùng 6-9 tháng sau khi hết bệnh. Khi đó, các yếu tố sinh hóa trong não bộ trở lại bình thường và người bệnh ít có khả năng tái phát hơn.
Một trong những lí do người bệnh hay tự ý ngưng thuốc là do các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm như: Buồn nôn, tăng cân, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, buồn ngủ, kích động, bồn chồn, hồi hộp, đánh trống ngực,…Để khắc phục những tác dụng không mong muốn đó, người bệnh nên uống thuốc khi no, uống với nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống trước khi đi ngủ và không lái xe sau khi uống thuốc, tập thể dục thể thao hàng ngày,…
Ngoài việc không tự ý ngưng thuốc, để dự phòng tái phát và tăng cường sức khỏe tâm thần kinh, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên sử dụng thuốc chống trầm cảm kết hợp với những thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng trong hỗ trợ điều trị trầm cảm như hợp hoan bì, viễn chí, ngũ vị tử, uất kim,…Đây là những thảo dược có công dụng an thần, giải uất, hoạt huyết, bổ huyết,…Ngoài ra, chúng còn rất an toàn và không tương tác khi sử dụng chung với thuốc chống trầm cảm.
*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Bạn đang có dấu hiệu trầm cảm hoặc bị trầm cảm, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!
Nguyễn Liên.