Mặc dù trầm cảm là một bệnh khá phổ biến nhưng hiểu biết của xã hội về bệnh lý này vẫn còn hạn chế, nên hàng ngày vẫn có rất nhiều câu hỏi như trầm cảm có chữa được không được tìm kiếm trên mạng xã hội. Còn bạn thì sao? Bạn đã hiểu gì về căn bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề này.

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng bệnh rối loạn khí sắc thuộc nhóm bệnh tâm thần. Người mắc có biểu hiện buồn chán, không có hứng thú với bất cứ việc gì, cảm giác trống rỗng, mệt mỏi, mất tập trung, các trường hợp nặng có thể có suy nghĩ muốn tự sát.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là gì?

hotline

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là gì?

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tâm thần, thần kinh cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh trầm cảm. Thường do nhiều yếu tố tác động gây ra bệnh chứ không phải chỉ có một nguyên nhân đơn lẻ nào đó. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:  

- Di truyền: Bạn sẽ có nguy cơ cao hơn người khác nếu trong gia đình bạn có người đã từng bị bệnh trầm cảm.

- Các chất hóa học trong não: theo các nghiên cứu cho thấy, thành phần và nồng độ các chất hóa học trong não của người bị trầm cảm khác với người bình thường.

- Stress: nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực do công việc, cuộc sống hay các mối quan hệ thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm.

- Sang chấn tinh thần: những người gặp phải những cú sốc lớn trong cuộc sống vượt quá ngưỡng chấp nhận của họ như mất người thân, ly hôn, làm ăn thất bại,…

- Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị trầm cảm bởi những thay đổi trong cuộc sống, sức khỏe và hormone nội tiết đều là những yếu tố góp phần gây ra trầm cảm sau sinh.

Nguyên nhân gây trầm cảm là gì?

Nguyên nhân gây trầm cảm là gì?

>>> Xem thêm nguyên nhân gây trầm cảm TẠI ĐÂY

Trầm cảm có chữa được không?

Trả lời cho câu hỏi trầm cảm có chữa được không? Theo các chuyên gia, trầm cảm có thể chữa được, tuy nhiên, bệnh rất hay tái phát nên sau khi điều trị khỏi trầm cảm người bệnh vẫn cần định kỳ thăm khám để kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn chặn trầm cảm tái phát.

Điều trị cho người mắc bệnh trầm cảm, các bác sĩ cần phối hợp nhiều phương pháp như dùng thuốc, điều trị tâm lý và dùng các sản phẩm thảo dược. Thông thường những người bị trầm cảm thường phải điều trị trong thời gian dài và được chia thành 2 giai đoạn chính là giai đoạn tấn công và duy trì. Thời gian điều trị tấn công thường kéo dài từ 6 - 12 tuần. Thường chỉ sau 15 ngày điều trị, người mắc trầm cảm sẽ cảm thấy sức khoẻ tốt hơn. Hai tháng sau khi điều trị, người mắc có cảm giác mình đã trở lại bình thường. Lúc này, khi các triệu chứng của trầm cảm đã được khống chế hoàn toàn thì chuyển sang giai đoạn duy trì từ 16 - 24 tuần. Tuy nhiên, giai đoạn này, người bệnh thường không tuân thủ hướng dẫn điều trị do thấy các triệu chứng đã thuyên giảm nên đã tự ý ngừng thuốc. Chính điều này đã khiến cho các trầm cảm tái phát và các triệu chứng cũng trở nên nặng nề hơn trước rất nhiều.

Mục đích của việc điều trị duy trì là nhằm ngăn chặn tái phát bệnh, đặc biệt là trên những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao như những người có nhiều lần bị trầm cảm, những triệu chứng tổn hại nặng về mặt chức năng học tập, xã hội, có ý tưởng hành vi tự sát, những triệu chứng loạn thần…

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu không tiếp tục điều trị thì tỷ lệ tái phát sẽ là 25% trong vòng 2 tháng đầu và những người tuân thủ đúng và đủ giai đoạn duy trì trong thời gian 2 năm tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn rất nhiều so với những người bỏ thuốc hoặc không tuân thủ đủ giai đoạn duy trì.

Bệnh trầm cảm là một bệnh có tỷ lệ tái phát cao bởi bệnh có thể được thúc đẩy bởi những yếu tố rất dễ gặp phải trong cuộc sống như áp lực công việc, căng thẳng, tai nạn bất ngờ với bản thân hoặc với những người thân yêu, sự đổ vỡ trong các mối quan hệ,… Bệnh nếu không được điều trị hoặc kiểm soát tốt có thể khiến người mắc mất khả năng học tập, giao tiếp, công việc,… Bởi vậy, việc điều trị phải tiến hành càng sớm càng tốt và phải được điều trị đúng bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nếu được điều trị theo đúng phác đồ, người bệnh có thể làm việc, học tập được bình thường.

Trầm cảm có chữa được không?

Trầm cảm có chữa được không?

Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị:

+ Không nên cố gắng làm việc nào đó bằng bất cứ giá nào.

+ Không nên lấy lý do bị trầm cảm để bào chữa cho các vấn đề khó khăn của bản thân trong công việc.

+ Không nên đưa ra những quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai trong thời gian đang điều trị.

+ Nếu công việc quá áp lực có thể chuyển sang công việc khác nhưng không nên ngừng làm việc

+ Không uống bia, rượu với bất kì lí do nào.

+ Không tự ý ngưng thuốc đang dùng hoặc tự ý tiếp tục dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.

Không tự ý bỏ thuốc điều trị trầm cảm

Không tự ý bỏ thuốc điều trị trầm cảm

Ngăn ngừa bệnh trầm cảm tái phát tại nhà như thế nào?

Hiện trên thế giới có khoảng 350 triệu người đang phải đối phó với chứng trầm cảm hàng ngày và trung bình mỗi ngày có khoảng 2900 người tự sát. Trầm cảm có thể gặp ở mọi độ tuổi, giới tính, ngành nghề khác nhau nhưng có những nhóm người dễ mắc trầm cảm hơn đó là người cao tuổi, phụ nữ, những người làm việc cường độ cao, học sinh, sinh viên và những người đang có nhiều bệnh mắc kèm. Bởi vậy, để ngăn ngừa trầm cảm, bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp giải trầm uất, giảm cảm giác buồn chán từ đó ngăn ngừa trầm cảm tái phát hiệu quả. Đi tiên phong trong lĩnh vực này đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang có thành phần chính là cao hợp hoan bì kết hợp với các thảo dược quý như: Ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Vì vậy, Kim Thần Khang có tác dụng tăng cường sức khỏe thần kinh trong hỗ trợ điều trị trầm cảm, giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn lo âu do trầm cảm, stress gây ra. Kim Thần Khang có thể dùng được lâu dài mà không gây tác dụng phụ, không gây tương tác với các sản phẩm dùng cùng khác.

Kim Thần Khang hỗ trợ điều trị trầm cảm

Kim Thần Khang giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm

mua ngay

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN

Kinh nghiệm cải thiện trầm cảm thành công của những người khác

Hãy lắng nghe chia sẻ của chị Trần Thị Quyết SĐT: 0374653324 trú tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương vượt qua trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu sau 2 tháng:

Xem thêm kinh nghiệm cải thiện trầm cảm của những người khác TẠI ĐÂY

CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ KIM THẦN KHANG?

Phân tích của GS.TS Nguyễn Văn Thông về tác dụng của các thành phần trong Kim Thần Khang trong hỗ trợ điều trị trầm cảm, suy nhược thần kinh. GS phân tích rằng:

“Trong điều trị suy nhược thần kinh, trầm cảm chúng ta cần phải điều trị toàn diện và phối hợp nhiều phương pháp với nhau để tăng cường tác dụng của thuốc. Trong Kim Thần Khang, vị thuốc chủ đạo là hợp hoan bì đã được nhiều nơi sử dụng để giúp an thần giúp não bộ phục hồi lại và làm việc hiệu quả hơn. Theo tôi, đây là vị thuốc quan trọng nhất trong Kim Thần Khang”.

Xem thêm phân tích của các chuyên gia về cách điều trị trầm cảm TẠI ĐÂY

Hy vọng qua những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đã có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trầm cảm có chữa được không? Từ đó có hướng xử trí cũng như cách khắc phục hiệu quả, an toàn nhất!

Bạn đang bị trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, mất ngủ, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739, để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

Kiều Hương

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh