Không tập trung trong học tập, chẳng có hứng thú trong công việc, cảm thấy kiệt sức dù chỉ vận động nhẹ…đó là dấu hiệu cho thấy rằng cơ thể bạn đang lên tiếng nhắc nhở bạn rằng nó đang rất mệt mỏi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi và tùy theo từng nguyên nhân mà chúng ta có các biện pháp khác nhau để xóa bỏ tận gốc điều đó.

Mệt mỏi do mất ngủ

Một người bình thường cần có giấc ngủ trung bình từ 7 - 8 tiếng để cơ thể hồi phục sau hàng giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Thời gian ngủ quá ít sẽ làm bạn sống chung với mệt mỏi cả ngày dài, ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc. Để khắc phục mệt mỏi, bạn hãy tập luyện thói quen đi ngủ đúng giờ và nói không với các thiết bị phát sóng điện từ như tivi, điện thoại, laptop,…Nếu sau khi ngủ đủ giấc mà sức khỏe vẫn không phục hồi thì bạn cần đến bệnh viện, bởi triệu chứng đó có liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ.

 Mệt mỏi do mất ngủ

Bị stress do mất ngủ

Mệt mỏi do thiếu máu ở nữ giới

Phần đa nữ giới thường hay cảm thấy uể oải, ngại vận động hơn nam giới, nhất là trong chu kì kinh nguyệt. Nguyên nhân chính là bởi tế bào máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, thiếu máu làm gián đoạn quá trình vận chuyển chất, giảm hoạt động của các cơ quan. Vì vậy, khi thiếu máu do các nguyên nhân sinh lí, các bạn nữ cần bổ sung các vitamin, sắt và ăn các loại thức ăn tăng tạo máu như trứng, sữa, gan, hải sản, đậu nành…

Ăn không đủ chất

Thực đơn mỗi bữa ăn quá nghèo nàn chất dinh dưỡng làm cơ thể thiếu năng lượng, làm cơ thể bạn bị “hết pin” để hoạt động. Bạn có thể chủ động phòng tránh nó bằng cách luôn nạp đủ thức ăn giàu dinh dưỡng cho cơ thể và đặc biệt là không được bỏ bữa sáng nhé.

Trầm cảm

Cơ thể mỏi mệt, đau đầu, chán ăn, luôn cảm thấy chán nản và tự ti trong cuộc sống, có ý định tìm đến cái chết,… là dấu hiệu điển hình của trầm cảm. Khi có những dấu hiện trên bạn cần phải đi  khám để được kê đơn thuốc và có những liệu pháp hỗ trợ điều trị kịp thời. 

Do bệnh lí

Các bệnh lí như suy tuyến giáp, tiểu đường, tim mạch là nguyên nhân gây mỏi mệt, căng thẳng thường xuyên, rất khó để hỗ trợ điều trị tận gốc.

-          Suy giáp làm giảm sự chuyển hóa năng lượng, làm cơ thể nhanh cạn kiệt năng lượng trong quá trình hoạt động. Cải thiện bằng cách uống thuốc để bổ sung hormon tuyến giáp.

-          Người đái tháo đường hay bị thiếu năng lượng do đường không đi được vào trong tế bào mà tích lũy trong mãu, không chuyển hóa được thành năng lượng cho cơ thể sử dụng. Việc hỗ trợ điều trị căng thẳng, mỏi mệt phải được kiểm soát trong tất cả các quá trình như uống thuốc đúng giờ, kiểm soát chế độ ăn, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày,…

-          Những người bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch thường rất dễ stress dù chỉ làm những công việc đơn giản. Khi đó, cần đến các chuyên khoa tim mạch để xác định chính xác tên bệnh để được kê đơn thuốc phù hợp. 

Mất nước

Mất nước làm giảm quá trình trao đổi chất của cơ thể, giảm thể tích máu, làm giảm huyết áp, gây chóng mặt, đau đầu. Nếu có dấu hiệu mỏi mệt hay đau đầu, bạn nên uống 1 cốc nước để cải thiện.

Ngoài việc tìm ra nguyên nhân cụ thể để tác động bằng các biện pháp chuyên môn sâu, bạn cũng cần lưu ý đối với các trường hợp chỉ cảm thấy căng thẳng nhẹ thì chỉ cần vận động một lúc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc vận động sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng và có thể tiếp tục công việc như bình thường.

Ánh Mai.