Ngủ là trạng thái tạm thời để cơ thể có thể nghỉ ngơi hoàn toàn và hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc. Giấc ngủ có vai trò quan trọng giúp ổn định các hoạt động sinh lý của cơ thể và hết sức cần thiết cho cuộc sống. Mỗi người có một nhu cầu ngủ khác nhau, bình thường thời gian ngủ ở người lớn biến thiên từ 4-9 giờ một ngày. Tuy nhiên để đánh giá giấc ngủ có tốt hay không, người ta không chỉ căn cứ vào thời gian ngủ  mà còn phụ thuộc vào trạng thái tinh thần và sức khỏe  do giấc ngủ mang lại, tức là chất lượng của giấc ngủ. Mất ngủ xảy ra có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do rối loạn đồng hồ sinh hồ sinh học cơ thể, hoặc do một số bệnh lý khác của cơ thể như loạn tâm thần, trầm cảm, do chứng mất ngủ ở người già. 

Để chỉ định hỗ trợ điều trị, cần phải có chẩn đoán thật chính xác của các nhà chuyên môn. Tuy nhiên, có một số cây cỏ là rau ăn vừa có thể dùng làm thuốc và không độc. Chẳng hạn như lá vông, lạc tiên, hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu... có tác dụng an thần, trị mất ngủ; Một số thức ăn như chuối, các loại hạt quả, đậu phộng (lạc)... giúp điều hòa giấc ngủ.
-Lá vông: Nấu nước uống. Có thể phối hợp Lá vông và Lạc tiên nấu nước uống trị mất ngủ.Lá vông còn được dùng trong gói nem chua.

Thảo dược thiên nhiên chữa mất ngủ
Thảo dược thiên nhiên chữa mất ngủ
-Lạc tiên: (chùm bao, nhãn lồng) có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và dùng ăn như rau giúp ngủ ngon, hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống trị mất ngủ
- Củ sen: là phần rễ cây sen cắm sâu xuống đáy bùn, nó có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bổ tì. Người ta thường nấu canh củ sen ăn để trị mất ngủ và suy nhược cơ thể. Sen có thể nấu chè hoặc nhồi vào bụng chim bồ câu non để hầm. Ngoài ra, tâm sen có tác dụng giúp giấc ngủ sâu và êm.
-Toan táo nhân (hột trái táo ta, táo chua) nấu nước uống thay nước trà, giúp giấc ngủ mau đến, có thể xem là một loại thuốc ngủ.
Các loại thuốc trị mất ngủ trên rất dễ tìm, dễ sử dụng, và không có tác dụng phụ nào đáng kể, người bệnh hay người bình thường đều có thể sử dụng được, và dùng dài ngày cũng không có gì đáng lo ngại. Những loại này không nhất thiết phải uống đều đặn như thuốc nên tiện cho việc sử dụng.
- Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn.
Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này.
- Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.
Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.
- Mắc cỡ (trinh nữ), tên khoa học là Mimosa pudica, họ Mimosaceae, mọc hoang khắp nơi. Theo tài liệu cổ, mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Toàn cây chứa ancaloit là mimosin và crocetin, flavonosit. Trong lá và rễ đều có selen nên cải thiện đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Dân gian thường dùng nước sắc của mắc cỡ hoặc phối hợp với một số vị khác cải thiện suy nhược thần kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20 gam sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ 

Ngoài ra, một số bài thuốc của Y học cổ truyền được dùng để trị chứng mất ngủ do một số nguyên nhân gây ra như sau:

Tâm tỳ hư

Triệu chứng : Hoặc cả đêm không ngủ, hoặc lúc ngủ lúc tỉnh, mộng nhiều dễ tỉnh, hoảng hốt, tim hồi hộp, hay quên, tay chân mỏi rũ, ăn kém, sắc mặt vàng úa, lưỡi nhạt, Mạch tế nhược

Pháp trị: Bổ tâm tỳ ,an thần

Bài thuốc: Qui tỳ thang gia giảm

 

Sinh khương

5

Bạch truật

12

Phục thần

8

Lá vông

16

Mộc hương

6

Viễn trí

8

Táo nhân

20

Qui đầu

12.

Long nhãn

12

Đẳng sâm

16

Liên nhục

12

Bá tử nhân

20

Hoài sơn

20

Hoàng kỳ

12

Thục địa

20

Liên nhục

16

 

 

 

 

   

 

Can đởm hoả vượng

Triệu chứng: Cáu gắt tức giận ,đau đầu, đau sườn, chiêm bao linh tinh, miệng đắng, mạch huyền

Pháp: Sơ can thanh nhiệt

Bài thuốc: Tiêu dao tán

 

Bạch linh

12

Bạch thược

12

Đương qui

12

Bạch truật

10

Sài hồ

12

Trần bì

8

Trích thảo

6

Lạc tiên

16

Chỉ thực

10

Trúc nhự

8

Bán hạ

8

Lá vông

16

Thảo quyết minh

12

Liên nhục

20

Táo nhân

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

Bài thuốc hỗ trợ chữa mất ngủ hiệu quả từ hợp hoan bì

Vị thuốc hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp cải thiện mất ngủ, giảm lo lắng, căng thẳng, giúp cân bằng tâm lí (hợp hoan có nghĩa là làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ). Theo YHCT, hợp hoan bì vị ngọt, tính bình; quy vào hai kinh tâm và can; giúp an thần kinh, giảm trầm uất, gây ngủ, tăng cường lưu thông máu. 

Để tăng cường tác dụng của hợp hoan bì, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng các thảo dược quý khác như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Tất cả những vị thuốc này góp mặt trong sản phẩm Kim Thần Khang, tạo nên một bài thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, giải trầm uất, tăng cường lưu thông máu, giúp hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ, khó ngủ và các triệu chứng khác của suy nhược thần kinh.

Năm 2015, Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2015" do "Hội Khoa học Công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam" trao tặng.

kim than khangkim than khang

Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về bệnh mất ngủ, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!

 

Thu Lan.
 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các dạng mất ngủ qua video sau:

*Tùy vào cơ địa mỗi người mà có tác dụng khác nhau