Trầm cảm tuổi dậy thì xuất phát từ áp lực học tập và sự thay đổi cơ thể mang lại nhiều cảm xúc thăng trầm cho trẻ vị thành niên. Nếu để những nốt trầm này kéo dài sẽ gây xáo trộn cuộc sống của lứa tuổi học trò. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì? Mời bạn đọc tham khảo các thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.

Trầm cảm tuổi dậy thì là gì?

Trầm cảm tuổi dậy thì là một rối loạn tâm thần trầm trọng gây ra bởi cảm giác buồn chán kéo dài và mất hứng thú trong các hoạt động. Bệnh không những ảnh hưởng tới suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ vị thành niên mà còn có thể gây ra các vấn đề về cảm xúc, sức khỏe của trẻ. Mặc dù trầm cảm có thể xảy ra bất kì lúc nào trong đời nhưng các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau ở người lớn và trẻ vị thành niên.

>>>Xem thêm: 8 căn bệnh đáng sợ liên quan đến trầm cảm

Nguyên nhân gây ra trầm cảm tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây trầm cảm ở lứa tuổi dậy thì hiện vẫn chưa được biết rõ, nhưng có rất nhiều vấn đề có liên quan tới chứng bệnh này như:

Sinh học: Các chất dẫn truyền thần kinh có vai trò truyền tín hiệu tới những phần khác của não và cả cơ thể. Khi những chất hóa học này bị hư hoặc biến đổi, chức năng của thụ thể thần kinh và hệ thần kinh cũng bị thay đổi, dẫn tới trầm cảm, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì.

Nội tiết tố: Nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thường được cho là do sự gia tăng nhanh chóng của các hormone sinh dục cùng sự phân biệt rõ về giới làm nảy sinh các trạng thái cảm xúc mới rất nhạy cảm. Sự tăng lượng hormone estrogen khiến trẻ trở nên dễ cáu gắt, nổi nóng, tâm lý chống đối và tăng tỷ lệ trầm cảm.

Lối suy nghĩ tiêu cực: Trầm cảm tuổi dậy thì có thể có liên quan tới việc nhiều thanh thiếu niên quen với cảm giác bất lực hơn là tự tìm cách giải quyết cho những thử thách trong cuộc sống.

>>>Xem thêm: Trầm cảm ẩn và những điều cần biết

9 dấu hiệu nhận biết trầm cảm tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì với những cung bậc cảm xúc thất thường, khiến nhiều bạn trẻ chọn cách nổi loạn để đối phó với áp lực từ việc học ở trường, kỳ vọng của cha mẹ và chuẩn mực xã hội. Trẻ ở độ tuổi này thường có phản ứng khác so với người lớn khi bị trầm cảm, do vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu nhận biết trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì.

1. Cảm thấy tức giận hầu hết thời gian

Bước vào giai đoạn dậy thì, nhiều trẻ phải đối mặt với hàng loạt cảm xúc thất thường diễn ra. Vì vậy, khi cảm thấy chán nản, chúng thường có xu hướng trở nên nóng tính và thể hiện sự tức giận bằng cách la hét, đập đồ hay những điều tồi tệ khác.

2. Cảm thấy vô dụng hay vô giá trị

Khi mắc chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu xem cuộc sống của mình vô vị, chẳng có giá trị, thường cảm thấy mình vô dụng thì phụ huynh hãy cẩn thận. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang hướng tới thế giới đen tối của trầm cảm.

3. Cảm thấy buồn mà không có lý do

Phụ huynh nếu thấy con mình thường xuyên ảm đạm, trầm lắng mà không có lý do chính đáng với tần suất xảy ra ngày một thường xuyên thì cần quan tâm và dành nhiều thời gian giúp đỡ con vượt qua chứng trầm cảm.

4. Thay đổi thói quen ngủ

Một dấu hiệu quan trọng của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là sự thay đổi mạnh mẽ trong thói quen ngủ. Sẽ có 2 xu hướng xảy ra, đó là: Trẻ thường ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít. Bố mẹ cần phải thận trọng và theo dõi con một cách cẩn thận.

5. Trở nên thèm ăn

Một số thanh thiếu niên đối phó với trầm cảm và căng thẳng bằng cách ăn uống quá mức. Mặc dù, biểu hiện chỉ dừng lại ở việc ăn uống thiếu kiểm soát nhưng cũng cần thận trọng bởi sự thay đổi này chính là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm ở tuổi mới lớn.

6. Mất hứng thú trong công việc, sở thích

Khi thấy trẻ chỉ ngồi yên mà không có biểu hiện quan tâm đến bất kỳ hoạt động chúng từng thích thú trước đó, thậm chí mất hứng thú và rút khỏi các hoạt động yêu thích chứng tỏ trẻ đang có dấu hiệu trầm cảm ở tuổi mới lớn.

7. Có thái độ thù địch đối với cha mẹ và xã hội

Thù địch quá mức hay nổi loạn có thể là một chiến lược đối phó với sự chán nản của trẻ ở tuổi dậy thì. Vì vậy, thay vì trừng phạt, phụ huynh nên cố gắng quan tâm con hơn và tìm hiểu lý do thực sự đằng sau những hành vi đó.

8. Thích ở một mình

Mỗi đứa trẻ nói chung đều rất thích được tôn trọng sự riêng tư. Nhưng nếu trẻ tự tách mình ra khỏi bạn bè và gia đình thì đó là một dấu hiệu cho thấy chúng đang cần giúp đỡ để thoát khỏi hố đen trầm cảm ở tuổi dậy thì.

9. Bị ám ảnh bởi việc tự tử hay cái chết

Nếu cuộc trò chuyện của trẻ thường xoay quanh cảm xúc về cái chết hoặc tự sát, thì đó là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang phải đối mặt với trầm cảm. Do đó, sự quan tâm, hỗ trợ từ cha mẹ trong giai đoạn này là rất cần thiết. Nếu vượt quá tầm kiểm soát, các bậc phụ huynh hãy dẫn con đến gặp bác sĩ tâm lý để giúp con nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

>>>Xem thêm: Trầm cảm có nguy hiểm không?

Không còn nỗi lo trầm cảm tuổi dậy thì nhờ Kim Thần Khang

Trầm cảm tuổi dậy thì không phải là sự yếu đuối về mặt cảm xúc, có thể vượt qua được bằng sức mạnh ý chí. Bởi bệnh nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng và cần phải điều trị lâu dài. Hầu hết các triệu chứng bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể dễ điều trị bằng  thuốc và tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc trầm cảm về lâu dài sẽ gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Ngày nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên trong cải thiện tình trạng trầm cảm ở tuổi dậy thì đang được nhiều phụ huynh lựa chọn bởi sự an toàn, hiệu quả mà nó đem lại. Nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang có thành phần chính từ hợp hoan bì, kết hợp với các dược liệu quý khác như: Viễn chí, táo nhân,... giúp quá trình hỗ trợ điều trị trầm cảm ẩn đạt hiệu quả tốt. Sản phẩm có tác dụng dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, giải trừ lo âu, hỗ trợ điều trị trầm cảm tuổi dậy thì, giúp các em trở lại trạng thái tâm lý cân bằng, giải tỏa căng thẳng tâm lý.

Cảm nhận khách hàng khi cải thiện được trầm cảm thành công

Mới 31 tuổi, chị Lê Thị Hà (Ấp 4, Long Thọ, Nhơn Trạch, Đồng Nai) đã phải chịu đựng rối loạn lo âu, trầm cảm hơn chục năm trời. Suốt thời kỳ học cấp II, cấp III, đại học rồi thậm chí đi làm tình trạng này cứ đeo bám khiến chị nhớ nhớ quên quên, mệt mỏi, đờ đẫn. Giờ đây cuộc sống của chị đã thực sự trở lại chỉ sau 4 tháng biết đến một loại thảo dược quý.

Lắng nghe chia sẻ của chị Hà qua video sau đây:

>>> Xem thêm: Nhiều người bị trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu,… chia sẻ về cách cải thiện bệnh hiệu quả.

Chuyên gia đánh giá về tác dụng của Kim Thần Khang

Để hiểu về cách điều trị bệnh trầm cảm tuổi dậy thì, mời bạn lắng nghe phân tích của GS.TS Nguyễn Văn Thông tại video này:

>>> Xem thêm: Đánh giá của nhiều chuyên gia khác về tác dụng của Kim Thần Khang

Việc nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh trầm cảm tuổi dậy thì, giúp các bậc cha mẹ dành nhiều thời gian bên con để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Nhằm khắc phục và phòng ngừa trầm cảm tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh hãy lựa chọn sử dụng Kim Thần Khang cho con mỗi ngày nhé!

Nếu con bạn đang có dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì hoặc đang thắc mắc về sản phẩm Kim Thần Khang, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739, để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!