Cuộc sống với nhiều áp lực vây quanh khiến bạn rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực, thậm chí là trầm cảm. Vậy người bị trầm cảm nặng phải làm sao để thoát khỏi chuỗi ngày u tối và vực dậy tinh thần hiệu quả? Nếu bạn đang có chung thắc mắc về câu hỏi trên, hãy tham khảo ngay thông tin có trong bài viết sau. Mời bạn đọc tham khảo!
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm (depression) là bệnh rối loạn tâm trạng khá phổ biến. Người bệnh thường buồn bã, kèm theo triệu chứng hay khóc. Họ thường mất đi động lực, suy giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả đối với những điều từng yêu thích trước đây. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và cách hành xử của người bệnh, khiến họ gặp nhiều khó khăn về thể chất cũng như tinh thần.
Bệnh trầm cảm rất phổ biến, có đến 80% dân số trên thế giới từng phải đối mặt với trầm cảm. Tần suất nguy cơ mắc trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này có tỷ lệ xuất hiện cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp. Trầm cảm được coi là “sát thủ giấu mặt” trong xã hội hiện đại. Theo báo cáo của Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, mỗi năm, Việt Nam có hơn 40.000 người tự tử do trầm cảm - Đây là một con số đáng báo động.
Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng
Trầm cảm nặng có diễn tiến âm thầm đáng sợ, bởi ngày càng nhiều người chọn cách chấm dứt cuộc sống vì chứng bệnh này. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh về mức độ nguy hiểm của trầm cảm.
Trước hết, để biết một người có mắc trầm cảm nặng hay không thì phải xác định ít nhất một trong hai triệu chứng cốt lõi như sau:
- Tâm trạng buồn rầu, có thể kèm theo bi quan, hay khóc.
- Mất động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những việc từng là niềm yêu thích trước đây.
Ngoài 2 yếu tố chính trên, người mắc trầm cảm nặng còn xuất hiện 7 triệu chứng liên quan đó là:
- Thay đổi khẩu vị.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Dễ bị kích động.
- Cảm thấy tội lỗi, thất vọng, luôn tự đổ tội cho bản thân, cảm thấy mình không xứng đáng.
- Mệt mỏi.
- Mất tập trung, khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề đơn giản.
- Suy nghĩ về cái chết, có ý định tự tử.
Trầm cảm nặng khiến người mắc không thể thực hiện các hoạt động đơn giản trong cuộc sống thường ngày. Thậm chí, nhiều người trở thành nạn nhân của chứng hoang tưởng, ảo giác.
Các giai đoạn điều trị trầm cảm nặng
Việc điều trị trầm cảm nặng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau (dùng thuốc, trị liệu tâm lý, vận động, chế độ ăn uống) với 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn tấn công: Việc điều trị thường kéo dài 4 - 8 tuần. Đây là khoảng thời gian khó khăn nhất bởi tiến triển bệnh thường không rõ ràng, do đó cần động viên người mắc cố gắng kiên trì thực hiện đúng phác đồ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều.
- Giai đoạn có tác dụng: Tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm dần sau giai đoạn tấn công. Các triệu chứng sẽ ổn định sau khoảng 16 - 20 tuần điều trị với những liệu pháp kết hợp. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ hiệu quả với những người tuân thủ đúng phác đồ điều trị, giữ tinh thần thoải mái, tránh các tác động tiêu cực như: Áp lực, căng thẳng, cú sốc tâm lý,...
- Giai đoạn duy trì: Đây là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, người bệnh thường tự ý bỏ phác đồ điều trị, bởi cảm thấy các triệu chứng đã ổn định. Chính vì thế, tỷ lệ bệnh nhân tái phát trầm cảm sau điều trị khá cao. Giai đoạn này thường diễn ra khoảng 6 tháng nhưng có một số trường hợp kéo dài vài năm, thậm chí cả đời để tránh tái phát.
Trầm cảm nặng phải làm sao để khắc phục?
Tùy vào tâm lý và thể trạng của mỗi bệnh nhân trầm cảm mà các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Dưới đây là những phương pháp chữa trầm cảm nặng thường được lựa chọn:
Chữa trầm cảm bằng thuốc
Những loại thuốc phổ biến dùng trong chữa trị trầm cảm là thuốc chống trầm cảm nặng 3 vòng và thuốc tái hấp thụ chọn lọc serotonin (SSRI). Thông thường, chúng sẽ phát huy tác dụng chậm trong khoảng 2 tuần, nhanh hơn có thể 1 tuần.
Thế nhưng, việc điều trị bệnh trầm cảm bằng thuốc thường gặp phải tác dụng phụ không mong muốn như: Tụt huyết áp, táo bón, nhịp tim nhanh, bí tiểu, miệng khô, rối loạn chức năng tình dục, suy giảm thị lực,...
Chữa trầm cảm bằng tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là phương pháp phổ biến nhất dùng cho người bị trầm cảm nặng. Các chuyên gia sẽ trao đổi, tư vấn để làm thay đổi cách suy nghĩ, cư xử, thói quen của người bệnh theo hướng tích cực. Liệu pháp này sẽ giúp người mắc vượt qua những khó khăn mà họ đang mắc phải và cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Chữa trầm cảm bằng liệu pháp sốc điện
Thực tế, trong quá trình áp dụng phương pháp này, người bệnh được gây co giật bởi một dòng điện nhằm cải thiện tình trạng trầm cảm. Cơn co giật có thể phục hồi sự liên kết của các nơron thần kinh, nâng cao nồng độ norepinephrine, dopamine và serotonin - đây là những chất đóng vai trò quan trọng trong bệnh trầm cảm. Thế nhưng, phương pháp này có thể gây tác dụng phụ như: Lú lẫn, mất trí nhớ,… và chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn, tức thời.
Kim Thần Khang - Liệu pháp tăng cường sức khỏe thần kinh
Hiện nay, các thuốc tây y (thuốc an thần, thuốc ngủ,…) chỉ làm giảm triệu chứng chứ chưa khắc phục được nguyên nhân chính gây trầm cảm là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh, thậm chí còn gây nhiều tác dụng phụ. Với mong muốn tìm được một hoạt chất có tác dụng làm tăng cường nồng độ serotonin trong hệ thần kinh trung ương mà không gây ra tác dụng phụ, qua nhiều năm dày công nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra loại thảo dược quý có tác dụng làm tăng nồng độ serotonin, giải trầm uất, trấn tĩnh hệ thần kinh, cải thiện các triệu chứng suy nhược thần kinh. Đó chính là cây hợp hoan bì hay còn gọi là "cây hạnh phúc”. Tại Việt Nam, thảo dược này đã được sử dụng làm thành phần chính trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang giúp nâng cao sức khỏe thần kinh, cải thiện các triệu chứng trầm cảm hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.
Sản phẩm còn chứa nhóm các dưỡng chất giúp tăng cường chất dinh dưỡng thần kinh như: Hồng táo chứa nhiều vitamin A, C, B2, saponin, acid amin; Toan táo nhân chứa nhiều các saponin và acid hữu cơ; Vitamin B3; Soy lecithin. Các vị thuốc này đều góp phần tăng cường sức khỏe thần kinh.
Đánh giá của chuyên gia
Lắng nghe phân tích của chuyên gia Nguyễn Văn Thông giải đáp thắc mắc: Chữa bệnh trầm cảm nặng bằng cách nào qua video sau:
>>> Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của sản phẩm Kim Thần Khang
Nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm sẽ góp phần ngăn chặn diễn tiến nguy hiểm của bệnh. Để tăng cường sức khỏe thần kinh và phòng ngừa chứng trầm cảm, hãy lựa chọn sử dụng Kim Thần Khang mỗi ngày, bạn nhé!
Để giải đáp thắc mắc về trầm cảm nặng hoặc muốn biết thêm về sản phẩm Kim Thần Khang, mời bạn vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC: 18006105/Hotline (zalo/viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!