Mang thai được cho là một trong những thời điểm hạnh phúc nhất trong cuộc đời của một người phụ nữ, nhưng đối với nhiều phụ nữ, đây lại là thời điểm của sự nhầm lẫn, sợ hãi, căng thẳng, khủng hoảng và thậm chí trầm cảm. Theo American Congress of Obstetricians and Gynecologists (ACOG), từ 14-23% phụ nữ sẽ phải vật lộn với một số triệu chứng trầm cảm khi mang thai.
Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai
Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai có rất nhiều, dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số nguyên nhân phổ biến:
- Sự rối loạn hormone nội tiết, sự nhạy cảm trong thai kỳ được cho là thủ phạm chính gây ra trầm cảm trong thai kỳ.
- Sự phức tạp hoặc trục trặc trong các mối quan hệ vợ chồng hoặc với gia đình chồng.
- Mang thai ngoài ý muốn: người mẹ chưa có sự chuẩn bị tâm lý khi mang thai sự thay đổi về hình thể, sinh hoạt,… khiến người phụ nữ dễ bị trầm cảm
- Khó khăn về kinh tế cũng là một yếu tố lớn góp phần làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm khi mang thai.
- Bản thân hoặc tiền sử gia đình có người bị trầm cảm
- Biến cố lớn trong thai kỳ như mất người thân yêu, ly dị, mất việc đều có thể gây ra trầm cảm trong thai kỳ.
- Cô đơn: Cảm giác cô đơn khi sống xa nhà, không có người thân hoặc sống ở một nơi bạn không thể giãi bày tâm sự với ai cũng khiến bạn dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
- Gặp trục trặc trong quá trình mang thai như từng bị sảy thai, ốm nghén, áp lực từ gia đình phải giữ gìn, cẩn thận,… từ chồng và gia đình khiến người phụ nữ lo lắng quá mức dẫn đến trầm cảm.
- Từng bị lạm dụng tình dục: việc mang thai có thể gợi lại nhưng kỷ niệm không vui về tình dục cùng với tâm lý nhạy cảm hơn bình thường cũng sẽ dễ dẫn đến trầm cảm.
Trầm cảm khi mang thai phải làm sao?
Dấu hiệu nhận biết bà bầu đã bị trầm cảm
Mỗi thai phụ đều có sự thay đổi tâm trạng khác nhau. Để phát hiện sớm dấu hiệu bà bầu đã bị trầm cảm hay chưa, bạn cần chú ý đến các biểu hiện sau:
- Giảm khả năng tập trung, dễ thay đổi tâm trạng đột ngột.
- Dễ cáu gắt, hoảng loạn, hoang mang
- Rối loạn giấc ngủ
- Mệt mỏi nhiều, dai dẳng
- Lo lắng quá mức, liên tục về sức khỏe và sự an nguy của con mình.
- Thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì
- Không muốn gần gũi hoặc mất hứng thú tình dục
- Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ việc gì.
- Luôn cảm thấy buồn rầu, dễ khóc, tủi thân mà không có lý do rõ ràng nào.
- Sống khép mình, cô lập với mọi người.
Trầm cảm khi mang thai nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe của mẹ và thai nhi?
Trầm cảm không được điều trị có thể có nguy cơ gây nguy hiểm tiềm ẩn cho mẹ và bé. Trầm cảm không được điều trị có thể dẫn đến dinh dưỡng kém, lạm dụng rượu, thuốc lá và hành vi tự tử. Người phụ nữ bị trầm cảm trong thai kỳ có thể gây ra sinh non, trọng lượng bé thấp và các vấn đề về sự phát triển của bé. Một phụ nữ bị trầm cảm thường không có sức mạnh hoặc mong muốn chăm sóc đầy đủ cho bản thân hoặc đứa con đang phát triển của mình. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị trầm cảm có thể ít hoạt động hơn, ít chú ý hơn và dễ bị kích động nhiều hơn so với trẻ sinh ra từ các bà mẹ không bị trầm cảm. Đây là lý do tại sao phụ nữ trầm cảm trong thai kỳ cần nhận được sự giúp đỡ sớm, đúng cách là rất quan trọng cho cả mẹ và bé.
Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị trầm cảm có thể ít hoạt động hơn, ít chú ý hơn và kích động nhiều hơn so với trẻ sinh ra từ các bà mẹ không bị trầm cảm. Đây là lý do tại sao nhận được sự giúp đỡ đúng là quan trọng cho cả mẹ và bé.
Ngăn ngừa và điều trị trầm cảm khi mang thai như thế nào?
Trầm cảm trong thai kỳ là một căn bệnh có thể được điều trị và quản lý được tuy nhiên, điều quan trọng là phải phát hiện sớm, được hỗ trợ đúng cách từ người thân và chính bản thân người bệnh.
Liệu pháp tâm lý, tập luyện
Khi phát hiện bản thân hoặc người thân có các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai, các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng liệu pháp tâm lý để điều trị trầm cảm. Các bác sĩ sẽ trò chuyện, tìm hiểu suy nghĩ, nguyên nhân gây ra trầm cảm. Từ đó, chia sẻ, tư vấn các giúp bạn thấu hiểu, thay đổi cách nhìn nhận vấn đề giúp vượt qua những khó khăn trong các mối quan hệ hoặc những tình huống khiến bạn bị trầm cảm hoặc làm cho bệnh trầm trọng hơn. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cũng giúp giải phóng endorphin – hormone cải thiện tâm trạng rất tốt, bạn có thể chọn các môn thể thao như thiền, yoga,…
Chế độ sinh hoạt và lối sống
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và lối sống lành mạnh cũng góp phần giúp cải thiện tình trạng trầm cảm hiệu quả hơn. Hãy dành thời gian gặp gỡ bạn bè trò chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn, ngủ nghỉ điều độ, tránh căng thẳng,... Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thực phẩm làm tăng tâm trạng: kiwi, chuối, anh đào chua, dứa, cà chua và mận đều giúp tăng hàm lượng serotonin - chất dẫn truyền thần kinh tạo ra tâm trạng vui vẻ, hưng phấn ở con người. Bạn cũng có thể ăn thức ăn giàu tryptophan, axit amin thiết yếu mà cơ thể có thể chuyển đổi thành serotonin như gà tây, cá, gà, phô mai, quả hạch, pho mát, trứng và đậu.
Sự quan tâm của người chồng và gia đình
Sự quan tâm của người chồng và gia đình đối với phụ nữ mang thai có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó có thể chính là nguyên nhân khiến phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai nhưng nó cũng có thể là liều thuốc tốt nhất giúp người phụ nữ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Chính vì vậy, người chồng và gia đình cần quan tâm, chia sẻ, nói chuyện nhiều hơn với phụ nữ mang thai, động viên họ khi thấy họ có những suy nghĩ tiêu cực, cùng họ tham gia các hoạt động ngoài trời, thư giãn để ngăn chặn sự tấn công của trầm cảm.
Sử dụng thảo dược sau khi sinh con để ngăn chặn trầm cảm sau sinh
Theo thống kê, trầm cảm là một rối loạn tâm lý ảnh hưởng đến 1 trong 4 phụ nữ tại một số điểm trong suốt cuộc đời của họ, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi bệnh này cũng có thể chạm vào phụ nữ mang thai. Nhưng với đa số các trường hợp hiện nay, trầm cảm khi mang thai thường không được chẩn đoán và phát hiện sớm. Tình trạng này cứ thế âm thầm diễn ra và thường gây ra những hậu quả nặng nề sau khi sinh con.
Để ngăn chặn trầm cảm khi mang thai và sau sinh, các chuyên gia khuyến cáo, gia đình cần phải quan tâm và chú ý nhiều hơn đến tâm trạng của phụ nữ khi mang thai và sau sinh để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của bệnh trầm cảm. Đồng thời, để phòng ngừa trầm cảm sau sinh hiệu quả nhất, nếu thấy nghi ngờ mắc trầm cảm, phụ nữ sau sinh có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược giúp ngăn chặn và làm giảm các triệu chứng của trầm cảm hiệu quả. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì, kết hợp với các dược liệu quý khác như ngũ vị tử, viễn chí, uất kim có tác dụng giúp dịu thần kinh, giảm căng thẳng, giải trầm uất vì vậy cải thiện triệu chứng lo âu, buồn bã, hồi hộp, đánh trống ngực,… do trầm cảm gây ra. Cùng với vitamin B3, soy lecithin giúp tăng cường chất dinh dưỡng thần kinh, chức năng của hệ thần kinh, từ đó giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể; hồng táo chứa nhiều Vitamin A, C, B2, saponin, acid amin; toan táo nhân chứa nhiều các saponin và acid hữu cơ từ đó giúp cơ thể khỏe khoắn, giảm biểu hiện mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Đây được cho là một công thức toàn diện nhất từ trước đến nay giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm hiệu quả và tuyệt đối an toàn.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang hiệu quả cho người trầm cảm
Mong rằng qua thông tin bài viết chia sẻ, bạn đã có thêm những thông tin cần thiết về trầm cảm khi mang thai, từ đó có biện pháp phòng ngừa và xử trí phù hợp, hiệu quả.
Xem thêm kinh nghiệm cải thiện trầm cảm của những người khác
Hãy lắng nghe chia sẻ của chị Trần Thị Quyết (SĐT: 0374653324) trú tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương vượt qua trầm cảm, mất ngủ, rối loạn lo âu sau 2 tháng:
>>> Xem thêm chia sẻ của những người khác TẠI ĐÂY
Bên cạnh đó, sản phẩm còn nhận được rất nhiều phản hồi từ người dùng qua Zalo của số hotline 0902207739:
Anh Thắng bị căn bệnh suy nhược thần kinh suốt 10 năm trời, sau khi sử dụng Kim Thần Khang anh đã cải thiện đáng kể:
CHUYÊN GIA NÓI GÌ VỀ KIM THẦN KHANG?
Hãy lắng nghe chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Hồng Hải về một số bài thuốc thảo dược thiên nhiên nâng cao sức khỏe thần kinh, tâm thần:
Xem thêm đánh giá của các chuyên gia về tác dụng của Kim Thần Khang cho người bị trầm cảm TẠI ĐÂY
Bạn đang bị trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, mất ngủ, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739, để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh