Trầm cảm là căn bệnh thời đại đang phát triển nhanh trong những năm gần đây. Một trong những ảnh hưởng không tốt của trầm cảm lên sức khỏe là vấn đề rối loạn chức năng hoạt động tình dục. Dấu hiệu này xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Vậy sự ảnh hưởng của nó ra sao?
Trầm cảm gây suy giảm tình dục như thế nào?
Trầm cảm gây suy giảm tình dục
Trầm cảm là một loại rối loạn cảm xúc, tác động đến khí sắc, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, tình cảm, nhận thức và tâm thần vận động của người bệnh... Bệnh có tỷ lệ mắc cao, những yếu tố thúc đẩy bệnh hoặc tái phát bệnh thường là những sang chấn tâm lý trong cuộc sống như: tai nạn bất ngờ, mất mát người thân, đổ vỡ các mối quan hệ tình cảm, làm ăn thua lỗ... Bệnh này dẫn đến giảm khả năng về mặt xã hội của con người như: học tập, giao tiếp, công việc...
Về mặt cảm xúc, người trầm cảm hay buồn bã, ủ rũ, chán chường, lo lắng, đau khổ, sợ hãi, hoài nghi... Về mặt tâm trí, các chức năng nhận thức ở người trầm cảm bị trì trệ, ức chế, nhất là mức độ chú ý, tiếp thu, tư duy trí nhớ, khả năng thích nghi. Những biến đổi cảm xúc và rối loạn tâm trí đó thường đi đôi với những rối loạn chức năng của nhiều cơ quan nội tạng khác nhau thể hiện dưới dạng đau đầu, mất ngủ, đau ngực, đau vùng trước tim, rối loạn nhịp tim, đau cơ xương khớp, huyết áp thất... và đặc biệt là rối loạn và suy giảm tình dục.
Rối loạn tình dục là một triệu chứng thường thấy ở cả nam và nữ khi mắc chứng trầm cảm. Có thể phân ra 3 loại rối loạn gồm: suy giảm ham muốn, rối loạn cương và rối loạn xuất tinh. Bệnh nhân trầm cảm thường giảm mạnh các hứng thú và đam mê, trong đó có nhu cầu tình dục. Họ thường than phiền rằng đã mất hết các sở thích vốn có trước đây. Họ không còn ham muốn tình dục, nhiều khi hàng tháng không muốn quan hệ với vợ, chồng (hoặc bạn tình). Hoặc có quan hệ cũng là do chiều đối phương chứ bản thân không thấy hứng thú. Bên cạnh đó, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi nên luôn tìm cách từ chối quan hệ tình dục. Dần dần họ lâm vào tình trạng mệt mỏi hơn. Họ thường viện cớ công việc, sức khỏe... để thoái thác. Bệnh nhân trầm cảm luôn trong tình trạng buồn rầu vô cớ, nét mặt ủ rũ, tâm trạng u uất, không thể vui được (dù có các tác động bên ngoài). Chính vì cảm giác buồn bã này mà họ không muốn quan hệ tình dục. Với họ, đời sống tình dục là một khái niệm gần như không tồn tại.
Thuốc điều trị trầm cảm cũng ảnh hưởng xấu đến tình dục
Thuốc chống trầm cảm đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị trầm cảm. Bệnh nhân phải uống thuốc liên tục trong thời gian dài (tối thiểu 1 năm), thậm chí suốt đời. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng, ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin... đều ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của bệnh nhân ở các mức độ khác nhau. Bệnh nhân nam thường than phiền khó cương dương vật, giảm ham muốn, khó xuất tinh. Bệnh nhân nữ thì mất hết ham muốn, âm đạo khô hơn, do vậy thường gây đau, rát và khó khăn trong quan hệ tình dục.
Các thuốc ảnh hưởng đến chức năng tình dục nhiều nhất là amitriptylin và fluoxetin. Nhưng đây lại là hai thuốc chống trầm cảm có hiệu quả điều trị rất cao, giá thành rẻ, dễ sử dụng nên hay được các bác sĩ chỉ định.
Để hạn chế ảnh hưởng và tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm đến đời sống tình dục, các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bệnh nhân dùng kết hợp thuốc chống trầm cảm với các thuốc arcalion, piracetam hoặc ginko biloba... Trong một vài trường hợp điển hình, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân đổi thuốc (nếu có thể). Các thuốc thay thế như stablon, luvox hoặc mirtazapin ít ảnh hưởng đến tình dục. Một giải pháp khác là loại bỏ các thuốc an thần, thuốc chỉnh khí sắc, vì chính các thuốc này ảnh hưởng xấu đến chức năng tình dục của bệnh nhân.
Lời khuyên của thầy thuốc cho bệnh nhân trầm cảm
Trong điều trị bệnh trầm cảm và các rối loạn tình dục, vai trò của người bệnh rất quan trọng với tình trạng bệnh của mình. Để trị được bệnh trầm cảm, bạn cần thực hiện những việc sau: Tránh cảm giác chán đời, nên cố gắng đừng để cho mình quá rảnh rỗi, năng tham gia việc gia chánh hoặc học thêm... Nên đi chơi, đến quán cà phê, giải trí với bạn bè bằng loại hình nghệ thuật mà mình chưa chán. Đừng bỏ qua cơ hội và nên cố gắng thu xếp tham dự những hoạt động tập thể để tiếp xúc với đồng nghiệp, tạo niềm vui mới... Trong sinh hoạt cộng đồng, bạn sẽ thấy mình có ích cho người khác, được người khác quý mến. Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: Mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, nấu món ăn mới... Hãy thường xuyên tập luyện thể dục, có chế độ ăn uống hợp lý. Sử dụng đồ ăn giàu vitamin và các chất chống ôxy hóa, tránh chế độ ăn nghèo calo, đồ béo, đồ ngọt, không uống rượu, bia và cà phê đặc...
Thực tế, trầm cảm là một tình trạng bệnh lý nặng nhưng không phải không có phương pháp điều trị được, vì vậy bản thân người bệnh cũng như gia đình cần kiên trì điều trị, thay đổi nhiều phương pháp để tìm ra một phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh. Khi đó sự vui tươi, hạnh phúc sẽ quay trở lại.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hàng ngày để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa trầm cảm. Phương pháp này cũng mang lại tác dụng tích cực và an toàn cho người dùng bởi không gây tác dụng phụ. Và sản phẩm đã được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì, kết hợp với một số thảo dược như ngũ vị tử, táo nhân, hồng táo, uất kim… có tác dụng hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, đau đầu, mất ngủ… sẽ giúp cải thiện triệu chứng của người bệnh, an toàn và hiệu quả. Sản phầm không gây tác dụng phụ hay tương tác thuốc. Bạn có thể duy trì dùng theo đợt từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Tùy vào cơ địa mỗi người mà tác dụng khác nhau. Cùng nghe chia sẻ của chị Hà về cách thoát khỏi trầm cảm.
Kim Thần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng "Top100 – sản phẩm tốt nhất cho gia đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016" do "Bộ Lao động – Thương binh và xã hội" trao tặng tháng 7 năm 2016.
Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng
Hãy gọi đến số hotline 0902207739 để được tư vấn về bệnh và sản phẩm Kim Thần Khang đầy đủ nhất!
Anh Thư