1. Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp bao gồm nhiều triệu chứng, nhưng hay gặp nhất là sự buồn bã sâu sắc và người bệnh không còn quan tâm hay thích thú đối với tất cả những gì xảy ra chung quanh hoặc đối với bản thân mình. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, mất hy vọng vào tương lai, nghĩ rằng thế giới chung quanh dường như lúc nào cũng u ám.

- Rối loạn này có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào nhưng thường gặp nhất là ở lứa tuổi từ 24 đến 44. Hiện nay cứ 1 trong 4 nữ hay 1 trong 10 nam đã từng bị trầm cảm ít nhất 1 lần trong đời. Nữ dễ bị trầm cảm gấp đôi so với nam.

Người trầm cảm sẽ có biểu hiện lo lắng, buồn bã, bi quan, cảm thấy tội lỗi...

Người trầm cảm sẽ có biểu hiện lo lắng, buồn bã, bi quan, cảm thấy tội lỗi...

2. Các biểu hiện của bệnh trầm cảm:
Trầm cảm được nghĩ đến khi bệnh nhân có vài triệu chứng báo hiệu sau (cũng là những biểu hiện quan trọng nhất của bệnh)
- Luôn cảm thấy buồn hay lo lắng.
- Không còn cảm thấy thích thú đối với những hoạt động mà trước kia mình ưa thích (thí dụ như phim ảnh, chơi thể thao, nhạc…).
Ngoài ra ngừơi bệnh còn có thể có những biểu hiện sau: 
- Sụt cân hay tăng cân do thay đổi cảm giác ngon miệng (mà không phải do bệnh nhân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt nào).
- Mất ngủ hay ngủ quá nhiều.
- Cảm giác không còn sức lực hay luôn luôn mệt mỏi.
- Cảm thấy bồn chồn, dễ tức giận.
- Cảm thấy bản thân vô giá trí hoặc bị một tội lỗi gì ghê gớm.
- Gặp khó khăn khi muốn suy nghĩ, muốn tập trung chú ý hay khi phải ra một quyết định nào đó.
- Thường xuyên nghĩ đến cái chết hay có hành động chuẩn bị tự tử.

3. Nguyên nhân của trầm cảm

Có vài yếu tố được nghĩ là nguyên nhân gây ra trầm cảm:
- Yếu tố sinh hóa:
Sự thiếu hụt 2 chất Serotonin và Norepinephrine trong não được nghĩ rằng sẽ gây ra vài triệu chứng như lo âu, dễ bực tức và mệt mỏi.
- Yếu tố di truyền:
Trầm cảm có thể di truyền. Thí dụ trong trường hợp trẻ sanh đôi cùng trứng, nếu một trẻ bị trầm cảm thì trẻ kia có đến 70% nguy cơ sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống.
- Yếu tố nhân cách:
Những người hay tự đánh giá thấp bản thân, những người dễ bị tác động bởi các hoàn cảnh bất lợi, những người bi quan thì dễ bị trầm cảm.
- Yếu tố môi trường:
Những người thường xuyên tiếp xúc với các cảnh bạo lực, sự ruồng bỏ, sự lạm dụng hay sự lạm dụng hay sự nghèo khổ thì sẽ dễ bị trầm cảm.
Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng trầm cảm vẫn có thể xuất hiện trong những hoàn cảnh sống khác.


4. Cách hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm
Trầm cảm là loại bệnh nếu được chữa trị sớm và đúng cách thì tỷ lệ bệnh ổn định khá cao (70-80%). Cần động viên bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần hỗ trợ điều trị sớm nếu bản thân họ không nhận ra mình đang có các triệu chứng gợi ý đến bệnh trầm cảm hoặc khi bệnh nhân sợ các đồng nghiệp, bạn bè hay người thân sẽ cười chê mình.
Chú ý:
- Việc phát hiện và hỗ trợ điều trị bệnh chậm trễ sẽ rất nguy hiểm vì nguy cơ tự tử ở loại bệnh này rất cao (1 trong 5 người bệnh trầm cảm sẽ chết vì tự tử).
- Trầm cảm không thể tự hỗ trợ chữa khỏi chỉ bằng tập thể dục, thay đổi chế độ ăn hay đi nghỉ mát, mà phải được hỗ trợ điều trị bằng thuốc chống trầm cảm phối hợp với tâm lý liệu pháp.
- Thuốc chống trầm cảm không phải là thuốc ngủ và không gây nghiện.
- Thuốc chỉ phát huy tác dụng đầy đủ sau 3-6 tuần hỗ trợ điều trị liên tục, do đó không nên thay đổi liều hoặc đổi loại thuốc khác quá sớm trước thời gian này.
+ Sau khi triệu chứng bệnh đã giảm bớt, cần tiếp tục uống thuốc trong thời gian tối thiểu là 6 tháng nữa.
+ Tâm lý liệu pháp (hỗ trợ điều trị bằng cách nói chuyện với bệnh nhân) có thể được sử dụng một mình trong trường hợp trầm cảm nhẹ hay phối hợp với thuốc chống trầm cảm trong trường hợp trầm cảm trung bình hoặc nặng. 
Trường hợp của em nên đi khám và hỗ trợ điều trị dứt điểm. Ngoài ra, trong giai đoạn này em cần chia sẻ với những người thân trong gia đình và bạn bè!

Thu Phương

Những cập nhật mới nhất về kinh nghiệm thoát khỏi trầm cảm của người dùng

Chia sẻ từ chị Hà: Hồi phục 90% bệnh trầm cảm, hết rối loạn lo âu chỉ sau 4 tháng: 

Chia sẻ của chị Niên: Tưởng chết vì mất ngủ, trầm cảm, chị Niên đã “hồi sinh” sau 3 tháng

 

Tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang

Kim Thần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng "Top100 – sản phẩm tốt nhất cho gia đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016" do "Báo Lao động – Thương binh và xã hội" trao tặng tháng 7 năm 2016.

Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng