Bạn đã từng cảm thấy đột nhiên có cảm giác sợ lạnh, sợ nước, sợ gió mà không hiểu lý do vì sao chưa? Hầu như tất cả chúng ta đều có thể gặp phải cảm giác này khi cơ thể mệt mỏi, cảm cúm, cảm lạnh,… Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày hoặc khi bệnh tình thuyên giảm. Nhưng nếu cảm giác này kéo dài từ ngày này sang ngày khác mà không hề thuyên giảm, thậm chí ngày càng nặng nề hơn thì đó chính là dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật.
Sợ lạnh, sợ nước, sợ gió – Dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật chớ bỏ qua
Sợ lạnh, sợ nước, sợ gió, bàn chân và bàn tay lúc nào cũng thấy lạnh dù là vào mùa hè mặc dù trời rất nóng nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy rất lạnh, cảm giác mất nhiệt cơ thể, nên phải mặc nhiều quần áo hoặc đi tất mới chịu được.
Theo tây y, hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh tự động, chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách chủ động, không chịu sự chỉ huy của não bộ. Chức năng của hệ thần kinh thực vật là điều hoà các quá trình chuyển hoá vật chất, điều hoà hoạt động của cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương. Để duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh thực vật, cần có sự tham gia của 2 hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản có tác dụng trái ngược nhau. Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra khi có sự mất cân bằng của hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm chịu trách nhiệm điều hòa hoạt động của hệ tim mạch, hô hấp,… Khi cường chức năng giao cảm sẽ gây ra triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi, giảm co bóp và tiết dịch đối với các cơ quan tiêu hóa. Đặc biệt người mắc cường chức năng giao cảm sẽ có biểu hiện sợ gió, sợ lạnh, mồ hôi vã đầm đìa, sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh ngắt.
Theo đông y, hệ thần kinh thực vật điều hoà các chức năng của cơ thể động vật giống như ở thực vật không theo ý muốn chủ quan của cơ thể. Hệ thần kinh thực vật tham gia điều chỉnh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, chuyển hoá, tiêu hóa,… Trong đông y, rối loạn thần kinh thực vật được cho là do hoạt động thần kinh cao cấp quá căng thẳng, kích thích ngoài ý muốn quá nhiều hoặc sau khi bị bệnh nặng kéo dài, thể chất suy nhược khiến công năng của các tạng phủ, âm dương, khí huyết đều mất cân bằng và gây ra hàng loạt các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như mệt mỏi, hồi hộp, đánh trống ngực, sợ lạnh, sợ nước,... Theo đông y, chứng sợ lạnh, sợ nước, sợ gió là do thể phế khí hư. Phế chủ bì mao nên khi phế khí hư sẽ gây nên triệu chứng sợ lạnh, sợ gió, ra mồ hôi, dễ bị cảm,...
Sợ lạnh, sợ nước, sợ gió ban đầu có thể thỉnh thoảng mới xảy ra nhưng sau đó người bệnh cảm thấy các triệu chứng này ngày càng nặng hơn. Người bệnh có cảm giác sợ hãi nhiều thứ hơn như sợ tiếng động, sợ nói chuyện, sợ nơi đông người,… Các biểu hiện này diễn ra liên tục, kéo dài khiến người bệnh rơi vào trạng thái hoảng loạn nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài những triệu chứng này, người bệnh còn gặp phải nhiều biểu hiện khác như cảm giác mất tự tin, lo lắng quá mức, bồn chồn đứng ngồi không yên, khó tập trung chú ý vào công việc, dễ mệt mỏi, cáu gắt,…
Dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật được thể hiện trên nhiều cơ quan khác nhau khiến người bệnh cảm thấy hoang mang, lo lắng bởi đi khám rất nhiều nơi mà vẫn không tìm ra bất cứ tổn thương thực thể nào. Bệnh rối loạn thần kinh thực vật thường bị chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh lý khác nên dẫn tới lựa chọn phương pháp điều trị sai, các triệu chứng của rối loạn thần kinh không được cải thiện, kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.
Rối loạn thần kinh thực vật không còn “đáng sợ” nhờ thảo dược quý này
Điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật thường rất khó khăn và kéo dài. Tuy bệnh không gây tử vong nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống rất nhiều, không chỉ gây ra khó chịu cho người bệnh mà nó còn khiến cho người bệnh thay đổi tâm lý, tính cách gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ của người bệnh.
Do tính chất bệnh không nguy hiểm, không có tổn thương thực thể, nên người bệnh thường không được quan tâm đúng mức. Một số trường hợp do bác sĩ không chẩn đoán chính xác bệnh nên bị từ chối điều trị và càng làm cho bệnh nhân lo lắng. Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh chủ yếu là dùng thuốc điều trị triệu chứng và khi hết thuốc, các triệu chứng này lại tái diễn, thậm chí một số biểu hiện còn nặng hơn trước. Chính vì vậy, việc tìm kiếm một sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật một cách an toàn, hiệu quả được rất nhiều bác sĩ và người bệnh quan tâm. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là sản phẩm với thành phần chính được chiết xuất từ cao hợp hoan bì mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang. Hợp hoan bì là vỏ của cây hợp hoan có tên khoa học là Albizia julibrissin, loại cây cảnh nhiệt đới có nguồn gốc từ châu Á. Người ta quan sát thấy các lá của cây khép vào ban đêm và khi trời mưa, xòe ra khi được mặt trời chiếu vào. Do đặc điểm độc đáo này, nó đã được gọi là "cây ngủ" ở Nhật Bản. Ở Trung Quốc, nó được gọi là "cây hạnh phúc”.
Hợp hoan bì là một vị thuốc quý thường được dùng để giúp ổn định tâm trạng, giảm căng thẳng, stress, đặc biệt hợp hoan bì còn được chứng minh có tác dụng làm tăng mức độ serotonin (thiếu chất này sẽ gây ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật) từ đó, cải thiện các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật. Kết hợp với các thảo dược quý như: Ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật nhanh hơn. Đây là sản phẩm duy nhất trên thị trường có nguồn gốc từ thảo dược có tác động đến cả nguyên nhân, triệu chứng và giúp cung cấp dưỡng chất cho hệ thần kinh trong bệnh lý rối loạn thần kinh thực,… Và đặc biệt, Kim Thần Khang có thành phần là các thảo dược thiên nhiên không gây lệ thuộc thuốc hay phải tăng liều khi dùng lâu dài nên rất an toàn cho những người bị rối loạn thần kinh thực vật.
Xem thêm chia sẻ của các bệnh nhân đã từng mắc rối loạn thần kinh thực vật và rối loạn lo âu TẠI ĐÂY
Như bị “Ma Ám” vì có những dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật như mất ngủ, rối loạn lo âu, chị Trần Thị Quyết (trú tại 97/1 ấp 1A, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) đã vượt qua thế nào, hãy lắng nghe chia sẻ của chị:
Phát hiện sớm dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phác đồ điều trị đúng cách, từ đó cải thiện bệnh rối loạn thần kinh thực vật nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Bạn đang bị rối loạn thần kinh thực vật, trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh hành hạ, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739, để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh