Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Khoảng 273 triệu người (chiếm 4,5% dân số) trên thế giới từng có biểu hiện lo âu, trong đó nữ giới thường gặp hơn.
Các hình thức rối loạn lo âu
1. Rối loạn lo âu lan tỏa là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu, đặc điểm cơ bản là sự lo âu lan tỏa dai dẳng trong bất cứ tình huống đặc biệt nào. Triệu chứng thể chất thường đi kèm với lo âu gồm: bất an, dễ mệt mỏi, run rẩy, căng thẳng bắp thịt, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp, chóng mặt, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, khó chịu vùng bụng, khó nuốt, buồn nôn, tính tình trở nên cáu kỉnh. Ở trẻ em biểu hiện kèm theo với nhức đầu, hiếu động, đau bụng và hồi hộp. Bệnh có thể bắt đầu từ 8-9 tuổi.
2. Ám ảnh sợ hãi: khoảng 5-12% dân số thế giới bị chứng bệnh này. Có một số dạng như ám ảnh sợ màu sắc hoặc ám ảnh sợ xã hội.
Ám ảnh sợ hãi là một biểu hiện của rối loạn lo âu
3. Cơn kinh hoảng kịch phát: người bệnh bị cơn kinh hoảng kịch phát thường run rẩy, lú lẫn, hoa mắt, buồn nôn hoặc khó thở. Cơn kịch hoảng xảy ra nhanh, đạt đỉnh chỉ trong vòng 10 phút và có thể kéo dài vài giờ, dễ xuất hiện khi căng thẳng (stress), lo lắng hoặc ngay cả khi tập thể dục.
4. Chứng sợ khoảng rộng: sự lo âu đặc trưng khi người bệnh đang ở nơi mà lối thoát hiểm khó khăn hoặc nhận thấy không có sự bảo bọc, trợ giúp. Thường kèm theo với cơn kinh hoảng kịch phát.
5. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: đặc điểm của bệnh là người bệnh không làm chủ được các ý nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô lý, và để giảm bớt độ thôi thúc gây khó chịu cho bản thân họ buộc phải thực hiện hành vi cưỡng chế. Một số hành vi cưỡng chế cụ thể như là nhìn đồng hồ hoặc rửa tay liên tục, sưu tầm các vật vô giá trị, ngăn nắp quá mức, tìm kiếm sự cân đối.
6. Rối loạn stress sau sang chấn: thường xảy ra sau khi trải qua một sang chấn tâm lý lớn. Sau một trải nghiệm đau buồn như người thân mất, bị ngược đãi... ở một số người nỗi buồn trở thành sự bất an dai dẳng. Các triệu chứng thường thấy là người bệnh hay nhớ lại hoàn cảnh sang chấn ngoài ý muốn hoặc nó có thể đến trong cơn ác mộng.
Đáng nói là trẻ em cũng có thể biểu hiện các triệu chứng rối loạn lo âu tương tự người lớn, thường gặp ở các bé là sợ đi học. Hoặc đôi lúc lo âu không rõ nguyên nhân.
Giải pháp
Để trị bệnh, có hai phương pháp chính là sử dụng thuốc và các liệu pháp tâm lý, trong đó liệu pháp hành vi nhận thức, tham vấn tâm lý, thư giãn cũng như thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
- Liệu pháp hành vi nhận thức: người bệnh thực hành những bài tập thả lỏng cơ, kết hợp với tập hít vào và thở ra càng sâu càng tốt.
- Ngưng hút thuốc lá là biện pháp ích lợi hơn cả những trị liệu bằng dược phẩm.
- Những dược phẩm hiện đang được dùng, thông dụng nhất là thuốc ức chế tái hấp thu serotonine chọn lọc. Cần lưu ý khi dùng thuốc này vì có tác dụng ngoài ý muốn như nhức đầu, buồn nôn, mất ngủ. Do đó hiện nay nhiều bác sỹ và bệnh nhân đang có xu hướng dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như Kim Thần Khang giúp định tâm, giải uất kết, giảm hồi hộp lo âu vừa an toàn lại hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh cần giảm lượng cà phê dung nạp hằng ngày và tăng cường thể dục đều đặn, tập yoga rất hiệu quả trong điều trị lo âu.
10 điều hữu ích giúp bạn đối phó với sự lo âu 1. Quên quá khứ để tập trung vào hiện tại. 2. Học cách phân biệt giữa sự lo sợ thật sự, lo âu phi lý và gạt bỏ khỏi đầu óc của bạn những lo âu vô lý đó. 3. Tự tin và sẵn sàng đương đầu với sự lo âu. 4. Suy nghĩ tích cực và hành động dũng cảm. Trung thành với chính bạn. 5. Tập trung vào những việc có lợi cho bạn trước tiên. Nên nhớ rằng không ai có thể bảo vệ những lợi ích của bạn bằng chính bạn. 6. Phát triển thói quen mới để giải quyết những căng thẳng. 7. Học cách nói không. 8. Cân bằng chế độ ăn uống và tập luyện thể dục đều đặn. 9. Học cách ra những quyết định thích hợp nhất cho bạn và gắn kết với chúng. 10. Trong trường hợp bác sĩ của bạn đề nghị dùng dược phẩm, nên uống thuốc để thuyên giảm tạm thời triệu chứng. Cố gắng trao đổi những nguyên nhân gây lo âu với bác sĩ của bạn. |
Văn Bôn