Bất kỳ ai từng bị trầm cảm hay có người thân bị trầm cảm đều hiểu những vấn đề rắc rối mà căn bệnh này gây ra. Đối với một số người, trầm cảm là căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Nó lấy đi sinh lực, sự tập trung và sự hài lòng của người bệnh. Vì vậy, mỗi người cần có lối sống khoa học để phòng ngừa bệnh trầm cảm. Dưới đây là một số thói quen trong cuộc sống dễ dẫn tới trầm cảm cho bạn lúc nào mà bạn không hay.

1. Thiếu tập luyện

Nghe có vẻ hơɩ kỳ lạ, nhưng tập luyện rất quan trọng cho cả sức khỏe thể chất và tâm thần.

Lười vận động có thể dẫn tới trầm cảm. Ru rú trong nhà cả ngày và không tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào có thể khiến con người ta trở nên lười biếng hoặc ăn quˡ nhiều.

Lười biếng và thân hình quá khổ là cách chắc chắn để đưa bản thân vào trạng thái trầm uất. Nó không chỉ làm giảm khả năng vận động cơ thể mà còn làm giảm cả sự tự tin.

2. Chế độ ăn không hợp lý

Ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho cơ thể mà còn tốt cho trí não. Những thực phẩm chứa chất béo omega-3 được xem là những “thực phẩm bổ não” vì chúng có vai trò thiết yếu đối với mô não khỏe mạnh.

Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất những chất béo này, vì thế phải lấy chúng từ thức ăn. Khi bạn không ăn những thực phẩm chứa đủ lượng chất béo omega 3, thì não sẽ dễ bị tổn thương trước sự tấn công của bệnh trầm cảm. Những thực phẩm như thịt thú rừng, cá nước lạnh và hải sản là nguồn chất béo này tốt nhất.

Chế độ ăn thiếu hợp lý

Chế độ ăn thiếu hợp lý 

3. Giấc ngủ không đủ và không đúng

Bạn ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng đến các triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ của bạn, cần duy trì giờ ngủ và thức phù hợp, cả việc đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm. 

4. Kỉ niệm buồn

Những kỉ niệm về quá khứ đau thương, buồn bã có thể khơi dậy trong lòng bạn một ký ức man mác buồn vào một thời điểm nào đó. Chúng có thể là bất cứ điều gì, như mất mát người thân cho đến cuộc tình tan vỡ… 

Hãy gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội hay nghe một bài nhạc hay, thả mình dưới làn nước mát… bạn sẽ thấy tâm trạng phấn chấn hơn.

5. Stress

Hẳn ai cũng biết stress là nguyên nhân hàng đầu gia tăng lượng hormone cortisol. Cortisol làm cho bạn lúc nào cũng ở trong tình trạng hối hả, vội vàng, từ đó dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, gây tác động tiêu cực đến tinh thần lẫn thể chất. 

Thực tế, để giảm stress không có gì khó. Bạn đừng ôm đồm mọi việc, phân chia công việc hợp lý, và học cách nói “không” những lúc cần thiết. 

6. Sống cô lập

Sống cô lập là con đường chắc chắn dẫn đến trầm cảm. Khi bạn lảng tránh bạn bè và người thân vì bất kỳ lý do gì, thì bạn đang tạo ra mảnh đất màu mỡ cho bệnh trầm cảm.

Cô lập là điều tồi tệ nhất mà bạn có thể làm cho chính mình, về cả thể chất lẫn tinh thần. Theo các nhà nghiên cứu, những người có mạng lưới quan hệ xã hội vững chắc sẽ khó bị trầm cảm.

Có quan hệ gần gũi với bạn bè và người thân thực sự thúc đẩy hoạt động hóa học của não, làm giảm mức stress. Bất kể trong hoàn cảnh nào, thì việc giữ liên lạc với bạn bè và người thân luôn là điều quan trọng.

Không có những mối liên hệ này, năng lực tinh thần của ta sẽ sụɰ đổ và không còn khả năng đối phó với những những áp lực khác nhau của cuộc sống.