Lo lắng là một phản ứng thông thường đối với stress. Nó giúp bạn đương đầu với những tình huống căng thẳng. Nó cũng giúp bạn tập trung hành động và là động cơ thúc đẩy bạn thực hiện. Tất cả chúng ta đều từng lo lắng và lo lắng sẽ được hóa giải khi sự việc được giải quyết.
Tuy nhiên, lo lắng sẽ trở thành một vấn đề khi nó trở nên quá mức, luôn trong trạng thái kinh sợ quá mức đối với mọi sự việc, hoàn cảnh, chẳng hạn như đi thang máy, ra khỏi nhà. Những người mắc chứng rối loạn lo lắng thường cảm thấy sợ và bất an về tất cả mọi thứ xung quanh. Những xúc cảm này rất khó kiểm soát và càng làm họ kinh sợ hơn và trạng thái này thường kéo dài hơn rất nhiều so với lo lắng thông thường thì bạn đã chuyển sang một trạng thái lo âu bệnh lý: Bệnh lo âu (Anxiety Disorder). Bệnh còn có tên khác là rối loạn lo âu toàn thể.
Ở người mắc rối loạn lo âu lan tỏa thì trầm cảm là bệnh tâm thần thường kết hợp nhất, xảy ra gần 2/3 các trường hợp. Rối loạn hoảng loạn có ở 1/4 số bệnh nhân có rối loạn lo âu lan tỏa, lạm dụng rượu có nhiều hơn 1/3 các trường hợp. Các nghiên cứu gần đây trên trẻ sinh đôi cho thấy xu hướng chung các yếu tố di truyền của cả hai rối loạn lo âu lan tỏa và trầm cảm, và một báo cáo mới đây đề nghị một khác biệt di truyền về gien vận chuyển serotonin có thể góp phần ở người có cả hai bệnh lý này]. Theo thống kê riêng ở Mỹ của dự án nghiên cứu National Comorbidity Survey trong năm 2005 (một dự án nghiên cứu về tỉ lệ các rối loạn tâm thần ở người Mỹ) thì 58% bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm có rối loạn lo âu, trong số đó 17,2% là rối loạn lo âu lan tỏa, 9,9% là rối loạn hoảng sợ. (Nguồn Wikimedia)
Xây dựng lối sống khoa học, lạc quan giúp cải thiện được rối loạn lo âu
Tại Hoa Kỳ, lo âu đứng hàng đầu trong số các tâm bệnh nhưng chỉ 25% bệnh nhân được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị. Bệnh rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi người, mọi giới, mọi tuổi nhưng nữ giới thường bị bệnh nhiều gấp đôi.
Bạn có bị rối loạn lo âu hay không?
Nếu bạn có ít nhất 4 câu trả lời “có” cho các câu hỏi dưới đây thì bạn đã bị rối loạn lo âu:
• Bạn có thường xuyên thấy căng thẳng, lo lắng hoặc dễ cáu kỉnh, bực mình?
• Sự lo lắng của bạn có ảnh hưởng đến công việc, học tập hoặc nhiệm vụ của bạn trong gia đình không?
• Bạn cảm thấy sợ hãi mà bạn biết là mình sợ rất vô lý nhưng không thể kiểm soát được điều đó?
• Bạn có tin rằng có một điều gì xấu sẽ xảy ra nếu có một số việc không được làm theo cách mà bạn nghĩ?
• Bạn có né tránh những tình huống hoặc những hoạt động nhất định nào đó bởi vì nó gây cho bạn lo lắng?
• Bạn có bị những cơn nhịp tim đập nhanh mà bạn thường cho là mình bị bệnh lý về tim mạch và đi khám thì không có bệnh lý gì về tim mạch không?
• Bạn có cảm giác như là có điều gì nguy hiểm và thảm họa gì đó sắp xảy ra đối với bạn không?
Hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu như thế nào?
Nếu không hỗ trợ điều trị, rối loạn lo âu nặng có thể gây ra đau đớn và buồn rầu, đòi hỏi phải được hõ trợ điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân cần được các nhà chuyên môn như các bác sĩ đa khoa, các nhà tâm thần học thăm khám và cho chỉ định hỗ trợ điều trị.
Có một số cách làm giảm lo âu nhẹ:
- Nói với người khác về cảm giác của mình.
- Ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí hợp lý, thường xuyên tập thể dục, thể thao (những điều mà người rối loạn lo âu thường bỏ qua). Đôi khi chỉ việc ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện đều đặn hằng ngày sẽ tạo nên một chuỗi các yếu tố giúp lành bệnh.
- Thư giãn, dưỡng sinh luyện tập, thở khí công rất có lợi cho việc trị bệnh.
Một số cách phòng ngừa rối loạn lo âu:
- Thực hiện lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích…
- Biết lượng sức mình, không nên đặt tham vọng thử thách quá cao mà bản thân không thể thực hiện được.
- Học hỏi bạn bè, quan hệ cởi mở
- Tránh ích kỷ, thù hằn
- Nên nói ra tình trạng buồn phiền, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể và thần kinh) với người thân cận hoặc ai đó mà chúng ta tin tưởng.
Về dùng thuốc: hiện nay trên thị trường đang có một loại sản phẩm chứa thành phần có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên có tên là Kim Thần Khang, giúp hỗ trợ điều trị cho người bị rối loạn lo lâu. Với các thành phần như hợp hoan bì, toan táo nhân, hồng táo… giúp làm dịu thần kinh, giảm hồi hộp lo lắng, tăng cường sức khỏe thần kinh tâm thần.
Năm 2015, Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2015" do "Hội Khoa học Công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam" trao tặng.
Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng
Tìm hiểu thông tin về TPCN Kim Thần Khang qua video sau:
*Tùy vào cơ địa mỗi người mà có tác dụng khác nhau
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về chứng rối loạn lo âu, hãy truy cập website Kimthankhang.vn hoặc điện thoại về số 18006105/Hotline (zalo/viber): 0902207739 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn.
Thu Phương