Tất cả mọi người đều có thể cảm thấy tâm trạng đi xuống vào một lúc nào đó. Đôi khi chỉ là cảm giác buồn bã, chán nản bởi một số vấn đề nhỏ trong cuộc sống. Biểu hiện đó sẽ mau chóng qua đi khi mọi việc được giải quyết, nhưng nếu bạn cảm thấy buồn bã, trống rỗng, khó tập trung, ăn không ngon và mất ngủ trong 2 tuần hoặc hơn, bạn có thể bị trầm cảm “hỏi thăm” rồi đấy!

Điểm mặt 9 loại trầm cảm ai cũng phải biết!

Trầm cảm không phải là một căn bệnh thực thể, nó xuất hiện một cách lặng lẽ, vô hình khiến chúng ta không thể cầm hay sờ nắn nó. Trầm cảm có nhiều dạng, mỗi dạng lại có triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Dưới đây là 9 loại trầm cảm thường gặp bạn cần biết.

1. Rối loạn trầm cảm chính

Rối loạn trầm cảm chính đôi khi được gọi là trầm cảm lâm sàng, đây là dạng rối loạn phổ biến nhất. Hơn 16 triệu người trưởng thành đã có ít nhất một lần mắc phải rối loạn trầm cảm này. Để việc chẩn đoán được chính xác, bác sĩ sẽ tìm ít nhất 5 triệu chứng ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành vi của bạn, bao gồm:

- Thường xuyên có cảm giác buồn bã

- Mất hứng thú với các hoạt động

- Mất ngủ

- Có sự cố khi đưa ra quyết định, khó đưa ra quyết định

- Khó tập trung

- Buồn ngủ

- Có ý nghĩ tự tử hoặc có hành động tự tử

2. Rối loạn trầm cảm dai dẳng

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong ít nhất 2 năm, bạn có thể bị rối loạn trầm cảm dai dẳng. Bác sĩ của bạn có thể gọi nó là rối loạn dysthymic hoặc dysthymia. Phụ nữ thường mắc rối loạn trầm cảm dai dẳng nhiều hơn, tuy nhiên đàn ông, trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể gặp phải tình trạng này. Biểu hiện của rối loạn trầm cảm dai dẳng là làm cho bạn dễ cáu kỉnh hơn, chán nản thường xuyên và không thể khắc phục. Các triệu chứng này kéo dài một năm trở lên thì được gọi là rối loạn trầm cảm dai dẳng.

3. Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực hay còn được biết đến với cái tên bệnh hưng – trầm cảm. Đây là một dạng của bệnh trầm cảm nhưng diễn biến khá phức tạp. Khi người mắc rối loạn lưỡng cực ở trong trạng thái hưng cảm thường biểu hiện quá mức những cảm xúc phấn chấn, vui vẻ, hào hứng. Ngược lại, khi người bệnh trong giai đoạn trầm cảm sẽ rơi vào tình trạng trầm uất, buồn chán, thờ ơ với mọi chuyện. Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác mà còn ảnh hưởng đến hành vi và sự phán xét của bạn. Điều đó có thể ảnh hưởng tới công việc, mối quan hệ và cuộc sống hàng ngày. Suy nghĩ và hành vi tự tử cũng rất phổ biến với người bệnh rối loạn lưỡng cực.

4. Trầm cảm sau sinh

Đây là dạng trầm cảm mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Hầu hết các bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi sinh con. Nhưng nếu những cảm xúc đó ngày càng nặng nề hơn và kéo dài, bạn có thể bị trầm cảm sau sinh “quấy rối”. Các triệu chứng có thể xảy ra trong vài tuần sau khi sinh, hoặc thậm chí đến một năm sau đó. Thay đổi tâm trạng, gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé, những thay đổi trong suy nghĩ, hành vi, và sự lo lắng quá mức là những biểu hiện phổ biến của loại trầm cảm này.

5. Rối loạn cảm xúc theo mùa

Những ngày ảm đạm của mùa thu và mùa đông có thể khiến cho những người bị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) cảm thấy buồn chán, khó chịu, lo lắng, ngủ nhiều,... Các triệu chứng của nó giống như trầm cảm nhưng thường chỉ xảy ra vào mùa thu và mùa đông, khi ít ánh sáng ban ngày hơn. Khoảng 5% người trưởng thành ở Mỹ gặp phải tình trạng rối loạn cảm xúc theo mùa. Điều trị rối loạn cảm xúc bao gồm trị liệu ánh sáng, tâm lý trị liệu và thuốc có thể nhanh chóng làm giảm bớt các triệu chứng. Nhưng họ cũng có thể tự cải thiện khi mùa xuân đến.

6. Trầm cảm tâm thần

Trầm cảm tâm thần là một loại trầm cảm nặng, đặc biệt nghiêm trọng đòi hỏi phải người bệnh phải điều trị ngay lập tức và theo dõi chặt chẽ bởi một chuyên gia y tế hoặc sức khỏe tâm thần. Các triệu chứng của nó bao gồm ảo giác và ảo tưởng. Bạn có thể dễ bị kích động và không thể thư giãn. Khả năng suy nghĩ của bạn không rõ ràng hoặc có thể chậm lại. Chẩn đoán và điều trị kịp thời trầm cảm tâm thần là rất quan trọng để ngăn ngừa một người nào đó làm tổn thương bản thân hoặc người khác.

7. Rối loạn điều chỉnh

Bất kỳ vấn đề bất ngờ nào xảy ra trong cuộc đời của bạn đều có thể gây ra căng thẳng. Rối loạn điều chỉnh là khi vì stress mà người bệnh không có khả năng điều chỉnh cuộc sống của mình, nói cách khác là để stress ảnh hưởng quá nhiều đến tâm trạng và hành vi của bản thân. Các rối loạn thường gây ra các triệu chứng của bệnh trầm cảm, lo âu hoặc cả hai. Các triệu chứng bắt đầu trong vòng 3 tháng kể từ khi bệnh nhân trải qua một sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. Và cũng có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào nguyên nhân.

8. Trầm cảm không điển hình

Trầm cảm không điển hình chiếm tỷ lệ nhỏ trong số các loại trầm cảm nhưng không phải là hiếm. Đây là rối loạn tâm thần lan rộng, một loại trầm cảm chủ yếu được đặc trưng bằng cách điều trị phức tạp và đặc điểm đặc biệt. Tình trạng trầm cảm này vốn có ở những người trước đây bị trầm cảm cổ điển. Một số biểu hiện đặc trưng ở người mắc loại trầm cảm này đó là:

- Có một sự thèm ăn khá lớn.

- Ngủ từ 10 giờ trở lên mỗi ngày.

- Đặc biệt nhạy cảm với những lời chỉ trích.

- Thường xuyên có cảm giác nặng nề ở cánh tay và chân mà không phải do mệt mỏi.

9. Rối loạn phiền muộn tiền kinh nguyệt

Đây là sự thay đổi về tâm trạng trong các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, đặc trưng bởi sự khởi phát trong tuần trước khi có kinh và cải thiện trong một vài ngày sau khi bắt đầu có kinh. Biểu hiện của chứng bệnh này như sau:

- Rối loạn cảm xúc, dễ cáu, giận dữ

- Tâm trạng trầm uất, cảm giác tuyệt vọng, hoặc suy nghĩ tự ti

- Lo âu, căng thẳng, hoặc cảm giác “kích thích”

- Mất hứng thú với mọi việc, mệt mỏi hoặc thờ ơ, thiếu năng lượng

- Thay đổi cảm giác thèm ăn, ăn quá nhiều, thèm ăn một số thứ cụ thể

- Ngủ quá nhiều hoặc quá ít

- Có cảm giác dễ mất tinh thần hoặc mất kiểm soát

- Căng tức ngực, sưng, phù nề, hoặc tăng cân

Để bạn có thể chẩn đoán một người thuộc loại trầm cảm này, các triệu chứng của bạn phải ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn trong ít nhất 2 tuần.

Chẳng lo bất cứ loại trầm cảm nào làm phiền bạn nếu bạn biết đến thảo dược này!

Đối với hầu hết những người trầm cảm, các phương pháp điều trị ngày nay chủ yếu là điều trị tâm lý và dùng các thuốc an thần để giúp giảm các triệu chứng và đưa bạn trở lại với cuộc sống. Tuy nhiên, một số trường hợp dường như không đơn giản vậy, họ cần được giúp đỡ nhiều hơn nữa mới có thể tránh được những hậu quả nặng nề do bệnh gây ra. Các chuyên gia tâm lý và thần kinh khuyến cáo, bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, bạn cần có chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hợp lý. Và đặc biệt cần sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp nâng cao sức khỏe tâm thần kinh, phối hợp cùng với các thuốc điều trị trầm cảm tây y để nâng cao hiệu quả làm giảm các triệu chứng của trầm cảm mà không gây lệ thuộc thuốc như các thuốc Tây y. Điển hình cho dòng sản phẩm này đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang. Sản phẩm có thành phần chính là hợp hoan bì, kết hợp với các dược liệu quý khác như ngũ vị tử, viễn chí, uất kim có tác dụng giúp giảm căng thẳng vì vậy cải thiện triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, thường hay quên, khó tập trung ở bạn. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa vitamin B3, soylecithin giúp tăng cường chất dinh dưỡng thần kinh, chức năng của hệ thần kinh, từ đó giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể; hồng táo chứa nhiều Vitamin A, C, B2, saponin, acid amin; toan táo nhân chứa nhiều các saponin và acid hữu cơ từ đó giúp cơ thể khỏe khoắn, giảm biểu hiện mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Đây là một công thức tuyệt vời nhất từ trước đến nay giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm hiệu quả mà lại không có bất cứ tác dụng phụ nào. Bạn có thể yên tâm sử dụng theo đợt từ 3 đến 6 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Mời bạn lắng nghe chia sẻ của một số người đã từng sử dụng Kim Thần Khang:

Tưởng chết vì mất ngủ, trầm cảm, chị Niên đã “hồi sinh” sau 3 tháng

Chúng ta cùng nghe chị Niên chia sẻ tình trạng cũng như phương pháp để tìm lại giấc ngủ :

Chia sẻ của bà Phùng Thị Năm (Đắc Lắc): Chấm dứt tình trạng mất ngủ 30 năm chỉ sau 5 tháng

Bên cạnh đó, sản phẩm còn nhận được rất nhiều phản hồi từ người bệnh: 

Chuyên gia nói gì về Kim Thần Khang?

Chuyên gia Nguyễn Hoàng Loan phân tích về 3 lợi ích vượt trội của Kim Thần Khang đối với sức khỏe thần kinh:

Hy vọng qua thông tin bài viết chia sẻ, bạn đã có thêm kiến thức cần thiết về trầm cảm. Đồng thời giúp bạn có thêm biện pháp phòng ngừa trầm cảm hiệu quả, giúp bạn an tâm tận hưởng cuộc sống tươi đẹp.

Quý độc giả có thắc mắc về bệnh, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006105/DĐ: 0902207739 (Zalo/Viber) để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.