Nếu đang đau đầu căng thẳng nhẹ, bạn có thể giảm bớt tình trạng này bằng các loại thuốc giảm đau thông thường, hiếm khi cần gặp bác sĩ. Tuy nhiên, nếu nhức đầu xảy ra trong thời gian dài, thậm chí nhiều năm, không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường thì hãy coi chừng, đó là cơn đau đầu do trầm cảm.
Đau đầu – Một dấu hiệu cảnh báo trầm cảm
Đau đầu do trầm cảm được mô tả như là một triệu chứng chính ở bệnh trầm cảm. Người bệnh khi đi khám đau đầu cũng thường bị nhầm với các nguyên nhân không phải trầm cảm. Có lẽ hầu hết các bác sĩ đều có chẩn đoán trầm cảm nếu bệnh nhân có triệu chứng chán nản, buồn rầu mà ít để ý tới đau nhức đầu.
Nhức đầu mạn tính có thể ẩn chứa một chứng rối loạn cảm xúc nghiêm trọng, chẳng hạn như trầm cảm. Người bệnh thường đau đầu liên tục và mơ hồ, vì không thể xác định nguyên nhân gây ra. Thông thường, mọi người sẽ nghĩ đến nguyên nhân về thể chất hơn là nghĩ đau đầu là triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm. Những người bị trầm cảm có thể phát triển các triệu chứng cơ thể, và ngược lại những người bị các bệnh đau mạn tính có xu hướng trở nên chán nản, trầm cảm.
Một số biểu hiện nhức đầu báo hiệu tình trạng trầm cảm tiềm ẩn bao gồm: Nhức đầu xuất hiện thường xuyên, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, xảy ra vào các ngày cuối tuần, chủ nhật hoặc ngày lễ, và những ngày đầu tiên của kỳ nghỉ hoặc sau khi thi. Tần suất xuất hiện lớn nhất của chứng đau đầu do trầm cảm xảy ra từ 4 giờ chiều đến 8 giờ tối và từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng.
Nhức đầu này biểu hiện đau nhức âm ỉ, ít khi đau nhói, khiến người bệnh có cảm giác ong ong khắp đầu, đôi khi cảm giác như chuột rút. Đau ít khi tập trung vào một vị trí, thường xuất hiện đau ở vùng chẩm của não. Đau đầu có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc suốt cuộc đời.
Khi chẩn đoán đau đầu do trầm cảm, chuyên gia sẽ loại bỏ các nguyên nhân gây đau đầu thể chất khác như bệnh đốt sống cổ, dị dạng xương không điển hình của các khớp chẩm, suy nhược cơ thể, u não, đau đầu vận mạch...
Giải pháp trị đau đầu do trầm cảm
Việc điều trị cơn đau đầu thường tập trung vào điều trị chứng trầm cảm tiềm ẩn, vì vậy, thường bệnh nhân sẽ được kê sử dụng thuốc chống trầm cảm. Liệu pháp phản hồi sinh học – Biofeedback (là một kỹ thuật kiểm soát hoạt động của não) cũng đã được chứng minh là hữu ích trong việc điều trị cơn đau đầu, căng thẳng. Một số nhà khoa học đã báo cáo việc giảm mức đau đầu do trầm cảm sau khi sử dụng liệu pháp phản hồi sinh học.
Các thuốc chống trầm cảm ba vòng, các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc và các chất ức chế monoamin oxidase là các nhóm thuốc được lựa chọn trong điều trị các chứng đau đầu liên quan đến trầm cảm.
Tâm lý trị liệu: Liệu pháp tâm lý có thể giúp giảm triệu chứng của trầm cảm và đau nhức thông qua việc điều chỉnh cảm xúc.
Thư giãn nhiều hơn: Đau đầu mạn tính thường liên quan đến sự co thắt hoặc căng cơ đầu, vậy nên nếu bạn có thể học cách thư giãn thì cơ cũng sẽ được thư giãn, từ đó giảm cơn đau và cải thiện bệnh trầm cảm.
Phương pháp bổ sung: Thiền, yoga, massage, thể dục thể thao đều có thể giúp điều trị trầm cảm và đau nhức đầu. Bạn nên duy trì hàng ngày để giảm đau nhức và xem nó như một cách hữu ích để thoát khỏi trầm cảm.
Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị trầm cảm: Việc điều trị trầm cảm thường phải dùng thuốc tây, khá nhiều tác dụng phụ, gây mệt mỏi cho người bệnh. Trong bối cảnh đó, các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các giải pháp an toàn, cho hiệu quả toàn diện. Kế thừa nền tảng của y học cổ truyền, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số vị thuốc thảo dược có lợi cho người bệnh bị trầm cảm, rối loạn tâm thần kinh như: Hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) có tác dụng dịu thần kinh, tăng chức năng tế bào thần kinh, giảm đau nhức; Uất kim, ngũ vị tử, toan táo nhân giúp giải trầm uất, buồn phiền, dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng, hồi hộp; Viễn chí giúp tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ; soy lecithin nguồn cung cấp acetylcholine (chất trung gian hóa học dẫn truyền xung động thần kinh); Vitamin PP, hồng táo giúp giảm suy nhược cơ thể, phục hồi sức khỏe. Nhằm tạo ra bước đột phá, cung cấp một giải pháp tối ưu cho người bệnh rối loạn tâm thần kinh, các nhà khoa học đã kết hợp những vị thuốc thảo dược trên và bào chế thành công viên nén mang tên Kim Thần Khang.
Kim Thần Khang từ khi ra đời đã đem lại tin vui cho nhiều người trầm cảm, điển hình như trường hợp chị Lê Thị Hà (31 tuổi, ấp 4, Long Thọ, Nhơn Trạch, Đồng Nai). Chị bị mắc căn bệnh trầm cảm đã hơn 15 năm, nhưng do nhận biết sớm và điều trị đúng phương pháp giờ đây chị đã có gia đình và con 3 tuổi.
Hãy dành vài phút để lắng nghe chia sẻ của chị Hà về cách thoát khỏi trầm cảm:
Trầm cảm là một chứng bệnh phổ biến nhưng có thể được điều trị, phát hiện càng sớm thì điều trị càng dễ hơn. Nếu thấy có biểu hiện đau đầu mạn tính kèm những bất thường về tâm lý hãy nghĩ đến chứng trầm cảm và đi khám các bạn nhé.