Trầm cảm và đau nhức thường đi kèm với nhau. Việc điều trị chứng trầm cảm cũng có thể làm giảm đau đầu và các chứng đau kinh niên khác. Vậy mối liên hệ của hai tình trạng này là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!

Mối liên hệ giữa trầm cảm và các chứng đau kinh niên

Tâm trí và cơ thể con người có mối liên kết rất phức tạp, hơn ai hết, những người bị trầm cảm hiểu rất rõ điều này. Khi đang chán nản, bạn sẽ cảm thấy các cơn đau nhức tồi tệ hơn những người bình thường.

"Khi một người gặp cả hai vấn đề trầm cảm và đau đớn thì khó có thể biết được triệu chứng nào xảy ra trước”, theo Ian Cook, một Phó Giáo sư tại Khoa Tâm thần học và Khoa học hành vi tại Trường Y David Geffen thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), nhà nghiên cứu tại Viện Thần kinh tâm thần UCLA.

Những gì các nhà khoa học biết là trầm cảm và đau đớn có mối liên quan rõ ràng. "Đau đớn và tâm trạng thực sự được điều chỉnh bởi cùng một bộ phận của bộ não", Joseph Hullett, Giám đốc y tế cao cấp về chiến lược lâm sàng tại OptumHealth Behavioral Solutions ở Golden Valley, Minnesota cho biết. Hullett còn cho rằng việc mất đi một số chất dẫn truyền thần kinh trong não có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm và làm cho cơn đau khó chịu hơn.

Trầm cảm có liên quan chặt chẽ với một số loại đau mạn tính trong cơ thể, bao gồm chứng đau đầu migraine, đau nửa đầu và đau lưng dưới. Kết quả là trầm cảm và đau thường được điều trị cùng một lúc.

Trầm cảm có liên quan đến cả chứng đau nửa đầu migraine và đau nửa đầu không phải kiểu migraine. Nhưng mối quan hệ mạnh nhất là giữa trầm cảm và chứng đau nửa đầu migraine.

Richard B. Lipton, Giáo sư, Phó Chủ tịch Khoa Thần kinh học, Giáo sư về dịch tễ học và sức khoẻ con người tại Đại học Y khoa Albert Einstein, giám đốc Trung tâm Nhức đầu Montefiore ở thành phố New York (Mỹ), nói: "Những người bị chứng đau nửa đầu có nguy cơ gấp 2 đến 3 lần bị trầm cảm so với người thường”. Những người mắc chứng đau nửa đầu mạn tính có cơn đau nửa đầu 15 ngày hoặc nhiều hơn trong tháng, có thể bị trầm cảm gấp 2 lần so với những người bị đau nửa đầu ít hơn 15 ngày một tháng.

Nghiên cứu về chứng đau nửa đầu và chứng trầm cảm cho thấy mối quan hệ này diễn ra theo cả hai cách: Người bị chứng trầm cảm có nhiều khả năng bị đau nửa đầu hơn, và người bị chứng đau nửa đầu có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm. Trên thực tế, 40% những người bị chứng đau nửa đầu cũng có trầm cảm. "Đau nửa đầu và trầm cảm có những mối liên hệ chung trong não, có thể phát triển do các yếu tố môi trường, nguyên nhân di truyền, hoặc kết hợp cả hai", Giáo sư Lipton nói. "Đau đầu migraine và trầm cảm cũng được liên kết bởi vì cả hai đều đáp ứng với cùng một số loại thuốc điều trị".

Tuy nhiên, mối liên hệ giữa trầm cảm và đau nhức đầu khác migraine không phải là một mối liên hệ hai chiều. Lipton nói: "Đau đầu không phải kiểu migraine làm tăng nguy cơ trầm cảm rõ rệt, nhưng trầm cảm không làm tăng nguy cơ đau đầu không phải kiểu migraine”.

Có một số loại thuốc có thể giúp giảm bớt chứng trầm cảm và đau đớn. Tiến sĩ Hullett nói: “Cho dù bạn đang chán nản hay không, các thuốc chống trầm cảm dường như có một số khả năng làm giảm các dấu hiệu đau, vì vậy chúng thường là một phần của đơn thuốc điều trị đau lưng, đau nửa đầu và các dạng đau mạn tính khác”.

Các phương pháp để điều trị trầm cảm và đau nhức

Hullett nói: “Liệu pháp không dùng thuốc có thể rất hiệu quả trong việc làm trầm cảm và đau đớn giảm đi”. Những lựa chọn điều trị này bao gồm:

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Đây là một trong những phương pháp điều trị tốt nhất cho trầm cảm và đau nhức. "CBT được sử dụng đặc biệt để đối phó với những cảm xúc, cảm giác xảy ra trong tâm trí vì cơn đau", Hullett nói.

Tâm lý trị liệu: Các chuyên gia nói rằng, bạn có nhiều khả năng cảm thấy đau khi phản ứng lại với những cảm xúc tiêu cực. Đối với những người nhìn thế giới thông qua cảm giác thể chất hơn là cảm xúc, Hullett nói rằng liệu pháp tâm lý có thể giảm cả trầm cảm và đau nhức.

Liệu pháp thư giãn: Cook cho biết: "Bằng cách kích hoạt trạng thái thư giãn, liệu pháp thư giãn có thể có lợi ích rất lớn trong điều trị chứng trầm cảm và đau nhức, vì nó thay đổi phản ứng hormone steroid theo cách cho phép cơ thể tự điều chỉnh. Thêm vào đó, nó ảnh hưởng đến cách bạn ứng phó với cơn đau trở nên tích cực hơn”. Hullett nói, "Đau mạn tính thường liên quan đến sự co thắt hoặc căng cơ", vậy nên nếu bạn có thể học cách thư giãn thì cơ cũng sẽ được thư giãn.

Liệu pháp bổ sung: Hullett nói rằng, châm cứu, yoga, massage, và thôi miên đều có thể giúp điều trị trầm cảm và đau nhức.

Tham gia các nhóm hỗ trợ: Cook nói: "Những người bị trầm cảm và đau nhức nên nhận ra rằng họ không cô đơn. Ngoài sự trợ giúp chuyên nghiệp mà bạn có thể nhận được từ bác sĩ chăm sóc chính, chuyên gia về tâm thần học, hoặc chuyên gia về giảm đau, bạn cũng có thể tìm thấy lợi ích trong các nhóm hỗ trợ". Tìm kiếm các nhóm hỗ trợ trên mạng hoặc các câu lạc bộ gần nơi bạn sống và đăng ký tham gia sẽ giúp bạn rất nhiều.

Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị trầm cảm

Việc điều trị trầm cảm thường phải dùng thuốc tây, khá nhiều tác dụng phụ, gây mệt mỏi cho người dùng. Trong bối cảnh đó, các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các giải pháp an toàn, cho hiệu quả toàn diện. Kế thừa nền tảng của y học cổ truyền, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số vị thuốc thảo dược có lợi cho người trầm cảm, rối loạn tâm thần kinh như: Hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) có tác dụng dịu thần kinh, tăng chức năng tế bào thần kinh; uất kim, ngũ vị tử, toan táo nhân giúp giải trầm uất, buồn phiền, dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng, hồi hộp; viễn chí giúp tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ; soy lecithin nguồn cung cấp acetylcholine (chất trung gian hóa học dẫn truyền xung động thần kinh); vitamin PP, hồng táo giúp giảm suy nhược cơ thể, phục hồi sức khỏe. Nhằm tạo ra một bước đột phá, cung cấp một giải pháp tối ưu cho người rối loạn tâm thần kinh, các nhà khoa học đã kết hợp những vị thuốc thảo dược trên và bào chế thành công viên nén mang tên Kim Thần Khang.  

Kim Thần Khang từ khi ra đời đã đem lại tin vui cho nhiều người trầm cảm, điển hình như trường hợp chị Lê Thị Hà (31 tuổi, ấp 4, Long Thọ, Nhơn Trạch, Đồng Nai). Chị mắc căn bệnh trầm cảm đã hơn 15 năm, nhưng do nhận biết sớm và điều trị đúng phương pháp, giờ đây, chị đã có gia đình và con đã 3 tuổi.

Hãy dành vài phút để lắng nghe chia sẻ của chị Hà về cách thoát khỏi trầm cảm:

Trầm cảm có thể chữa, giúp người mắc ổn định và tái hòa nhập với xã hội. Vậy nên hãy kiên trì và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, trầm cảm và tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện hiệu quả.