Trầm cảm là một bệnh lý tâm thần kinh đang dần trở thành vấn đề nóng hiện nay. Chúng ta cũng thường nghe đến trầm cảm đi kèm với các vụ tự tử hay giết người, vậy căn bệnh này là như thế nào, tại sao nó lại nguy hiểm đến vậy?
Trầm cảm – thủ phạm giết người thầm lặng của xã hội hiện nay
Thời gian gần đây thường xuất hiện các vụ án tự tử hay mẹ ép con chết rất thảm thương. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử là do đã mắc chứng trầm cảm nhưng không được phát hiện chữa trị kịp thời. Trầm cảm là chứng bệnh thuộc hệ thần kinh, chịu nhiều tác động của môi trường sống, điều kiện làm việc và yếu tố tâm lý… Đây là bệnh lý gây ảnh hưởng đến công việc và xã hội đứng thứ hai sau bệnh lý tim mạch. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trầm cảm đa phần do sang chấn tâm lý khi bị chấn động bởi một “cú sốc” nào đó ở trong cuộc sống hoặc do phải làm việc, sống trong một môi trường áp lực kéo dài quá sức chịu đựng. Trong đó, một số áp lực tâm lý hay gặp như mất người thân, ly hôn, con cái bỏ nhà, bị người yêu cự tuyệt, áp lực cơm áo gạo tiền hoặc những biến động lớn trong cuộc sống... Những sang chấn tâm lý này theo thời gian dần tác động khiến người bệnh rơi vào trạng thái thất vọng, chán nản và đau khổ. Tương tự, khi bị bỏ rơi, khi mất hy vọng, thành công hay thất bại trong sự nghiệp, phạm lỗi, bị xử phạt, bị hiểu lầm làm giảm tính tự tôn cũng dễ dẫn tới trầm cảm…
Trầm cảm – thủ phạm giết người thầm lặng của xã hội hiện nay
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh trầm cảm?
Có nhiều dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm, tuy nhiên bệnh thường bị nhầm lẫn với nhiều biểu hiện khác và dễ bị bỏ qua.
Trầm cảm thường bắt đầu với những biểu hiện bệnh nhẹ như chán nản, hay buồn, ít ngủ, sút cân, bi quan, hay cáu gắt, tính khí thất thường… Các triệu chứng này ban đầu ở mức độ tương đối kín đáo nên người xung quanh ít biết và ngay bản thân bệnh nhân cũng không hay biết. Còn trầm cảm đã có hoang tưởng bị tội, bị hại, chán đời muốn chết, ý nghĩ hoặc hành vi hủy hoại bản thân, làm hại người xung quanh... là trầm cảm nặng gây ảnh hưởng không chỉ tới tính mạng của người bệnh mà còn gây rắc rối, nguy hiểm cho gia đình và xã hội.
Biểu hiện đầu tiên là người bị trầm cảm thường rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ được rất ít, hay bị tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ tiếp được nữa. Đôi khi người bệnh cảm thấy rất thèm ngủ lại không ngủ được hay ngủ được nhưng lại cảm thấy không khỏe, khó chịu. Cũng có trường hợp người bệnh lại có hiện tượng ngược lại đó là ngủ nhiều quá mức.
Về biểu hiện ăn uống thì người có dấu hiệu trầm cảm thường gặp tình trạng rối loạn ăn uống như không muốn ăn, ăn ít, ăn không ngon dẫn đến sụt cân hoặc ngược lại là ăn liên tục không ngừng lại được, tăng cân không kìm hãm được trong thời gian dài.
Một biểu hiện đặc trưng nữa của bệnh trầm cảm là người bệnh rất ngại giao tiếp kể cả với người thân, họ nói rất ít và lười vận động. Họ thích ở một mình im lặng trong một góc. Vì thế, nhìn người bị trầm cảm bạn sẽ có cảm giác buồn, chán nản, cô độc và lẻ loi, hay khóc một mình, có suy nghĩ đến việc tự tử hoặc cảm giác tiêu cực đeo bám. Theo các chuyên gia y tế, đây là dấu hiệu rõ nhất, quan trọng nhất của bệnh trầm cảm.
Ngoài ra họ còn có các biểu hiện như suy kiệt sức khỏe chung, mệt mỏi, suy nghĩ và hành động luôn chậm hơn so với bình thường, cảm thấy xung quanh ảm đạm, buồn tẻ, không có hứng thú với công việc, vui chơi giải trí hay thậm chí là cả trong việc sinh hoạt vợ chồng. Đầu óc khó tập trung, luôn do dự trước các quyết định, không đối phó được các tình huống cần xử lý. Người bệnh luôn tự tưởng tượng ra những tình huống xấu nhất xảy ra cho bản thân và người quanh mình. Vì thế, họ lại càng trở nên bi quan, bất an, căng thẳng thần kinh, xúc động và đôi khi làm cho mọi việc trở nên thái quá. Khi bệnh trầm cảm đã ở mức trầm trọng, người bệnh sẽ cảm thấy chán sống, muốn bỏ tất cả và có ý định tự tử, một số khác thì có ý định làm hại những người xung quanh.
Một sự việc đáng buồn vừa xảy ra gần đây được biết là có thể có liên quan đến tình trạng trầm cảm đang gây xôn xao dư luận. Đó là vụ việc cháu bé Vũ Việt A. (33 ngày tuổi) tử vong bất thường trong chậu nước ở xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội). Theo kết quả điều tra ban đầu, Công an Hà Nội đã tạm giữ nghi phạm là Phan Thị Trinh (chính là mẹ đẻ của cháu Việt A.). Cũng đã có thông tin cho biết cơ quan công an xác định chị Tr. bị mắc chứng trầm cảm sau khi sinh.
Phụ nữ sau sinh có nhiều thay đổi về nội tiết tố cũng như phải chịu nhiều áp lực hơn trong việc chăm sóc con cái, gia đình, vì vậy, rất dễ khiến tâm trạng bất ổn hoặc đi xuống một cách trầm trọng và cũng có rất nhiều trường hợp mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.
Dù mới chỉ là những điều tra ban đầu nhưng cũng khiến dư luận hết sức thương tâm khi cái chết của người con lại liên quan trực tiếp đến người mẹ. Sự việc cũng đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của bệnh trầm cảm hay sự bất thường về tâm thần kinh của con người. Trầm cảm càng trở thành vấn đề mà mọi người cần quan tâm hơn nữa trong xã hội đầy áp lực như hiện nay.
Làm thế nào để điều trị trầm cảm hiệu quả và tìm lại niềm vui trong cuộc sống?
Mỗi chúng ta cần tỉnh táo hơn cũng như hãy trang bị những kiến thức cơ bản về trầm cảm để có thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân trong gia đình. Nếu như phát hiện có các các biểu hiện của trầm cảm cần đến ngay cơ sở y tế để khám và nhận điều trị phù hợp. Điều trị bệnh trầm cảm là quá trình lâu dài, kết hợp giữa thuốc và những giải pháp tâm lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những người mắc chứng trầm cảm hầu như không tự ý thức được bệnh của mình, còn những người thân xung quanh thì không để ý. Điều nguy hiểm của bệnh trầm cảm ở mức độ nặng là không chỉ bản thân người bệnh muốn chết, họ còn muốn kéo theo người thân tự tử cùng.
Thực tế, trầm cảm là một tình trạng bệnh lý nặng nhưng không phải không có phương pháp điều trị được, vì vậy bản thân người bệnh cũng như gia đình cần kiên trì điều trị, thay đổi nhiều phương pháp để tìm ra một phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh. Khi đó sự vui tươi, hạnh phúc sẽ quay trở lại. Chúng ta có thể thấy từ trường hợp của chị Hà dưới đây về quá trình thoát khỏi trầm cảm và tìm lại niềm vui của cuộc sống sau 10 năm đằng đẵng để lấy thêm động lực điều trị trầm cảm.
Chị Lê Thị Hà ở Ấp 4, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã từng bị trầm cảm khá lâu nhưng hiện tại chị đã tìm lại được cuộc sống vui tươi. Theo chia sẻ của chị thì mới 31 tuổi nhưng chị đã phải chịu đựng căn bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm tới hơn chục năm trời, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Chị Hà tâm sự: Từ lúc còn học cấp II, cấp III, chị bắt đầu cảm thấy thường xuyên đau đầu, trí nhớ suy giảm nên học rất lâu mới thuộc bài. Khi đi học thì hay đi một mình, không được hòa đồng và ít chơi với bạn bè, lúc nào cũng muốn thu mình lại, không muốn tiếp xúc với mọi người và cảm thấy không hài lòng với cuộc sống của mình. Lên đại học, tình trạng bệnh vẫn không đỡ nên đến năm thứ 4 đại học, chị Hà đi khám tại một bệnh viện Tâm thần ở TP Hồ Chí Minh. Bác sĩ kết luận chị bị rối loạn lo âu, trầm cảm.
Kể từ khi được bác sĩ khám và kê đơn thuốc, chị Hà liên tục phải uống thuốc chống trầm cảm, lo âu. Dùng thuốc tây y, tình trạng bệnh có thuyên giảm nhưng chị vẫn bị đau đầu, căng thẳng hay quên, người mệt mỏi.
Trong 6-7 năm điều trị bằng thuốc tây, thỉnh thoảng chị vẫn dừng thuốc chứ không uống liên tục. Nhưng cứ dừng thuốc thì bệnh lại tái phát, khiến chị vô cùng mệt mỏi, buồn chán, ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp, các mối quan hệ xã hội và công việc.
Chị Lê Thị Hà đã vui vẻ chia sẻ về tình trạng trầm cảm của mình
Sau một thời gian dùng thuốc tây, chị Hà thấy rằng, nếu uống thuốc mãi như thế này thì bệnh vẫn âm thầm trong cơ thể mà không khỏi được. Do đó, chị đã lên mạng internet tìm hiểu và biết được có sản phẩm Kim Thần Khang rất phù hợp với tình trạng của mình, nên mua vài hộp về dùng bắt đầu từ tháng 4/2016.
Cùng nghe chia sẻ chi tiết của chị Hà qua video:
Chị cho biết: “Tôi uống Kim Thần Khang trước bữa ăn 30 phút, mỗi ngày 4 viên, chia 2 lần. Tôi dùng đều đặn 2 tháng kèm với thuốc tây. Nếu như trước đây, có những ngày tôi rất mệt mỏi, tự nhiên tâm trạng đang vui vẻ thành buồn, đang khỏe khoắn bỗng nhiên lại mệt thì từ khi dùng Kim Thần Khang, tôi ăn ngủ được, đi làm khỏe khoắn, thấy mình cũng hòa nhập với cuộc sống như người bình thường. Tiếp tục uống Kim Thần Khang đến nay đã được 4 tháng, tôi thấy sức khỏe ổn định, đầu óc minh mẫn, ngủ sâu, ban ngày đi làm rất tỉnh táo, tinh thần lạc quan đã hồi phục đến 80-90%”.
Qua chia sẻ của chị hà chúng ta có thể thấy được sự khó khăn trong điều trị trầm cảm nhưng nếu kiên trì thì sẽ có kết quả tốt. Với điều trị trầm cảm thì bệnh nhân được dùng thuốc chống trầm cảm, kết hợp với thuốc an thần, thuốc giải lo âu. Tất cả các bệnh nhân trầm cảm đều có thể có ý tưởng và hành vi tự sát. Vì vậy việc theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong 2 tuần đầu điều trị là rất quan trọng. Vì phải cần ít nhất từ 2-3 tuần thì thuốc chống trầm cảm mới có tác dụng và mới cải thiện được triệu chứng trầm cảm của bệnh nhân. Bản thân người bệnh dù là đã được điều trị hay trong quá trình điều trị cũng cần tạo cho bản thân một lối sống khoa học, lành mạnh như ăn ngủ nghỉ điều độ, thư giãn đầu óc, tập luyện thể dục thể thao, tập yoga, thiền định hoặc dưỡng sinh, giao lưu trò truyện với bạn bè, xã hội cũng giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm, giúp việc điều trị thuận lợi hơn cũng như phòng ngừa trầm cảm tái phát.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hàng ngày để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa trầm cảm. Phương pháp này cũng mang lại tác dụng tích cực và an toàn cho người dùng bởi không gây tác dụng phụ. Và sản phẩm đã được chị Hà cũng như rất nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì, kết hợp với một số thảo dược như ngũ vị tử, táo nhân, hồng táo, uất kim… có tác dụng hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, đau đầu, mất ngủ… sẽ giúp cải thiện triệu chứng của người bệnh, an toàn và hiệu quả. Sản phầm không gây tác dụng phụ hay tương tác thuốc. Bạn có thể duy trì dùng theo đợt từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Để hiểu thêm về sản phẩm, chúng ta hãy cùng nghe GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
Kim Thần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng "Top100 – sản phẩm tốt nhất cho gia đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016" do "Báo Lao động – Thương binh và xã hội" trao tặng tháng 7 năm 2016.
Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng
Hãy gọi đến số hotline 0902207739 để được tư vấn về bệnh và sản phẩm Kim Thần Khang đầy đủ nhất!
*Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Anh Thư