Nếu sự trống rỗng và tuyệt vọng nắm giữ của cuộc sống của bạn trong thời gian dài, bạn có thể đã bị trầm cảm. Trầm cảm làm cho mọi hoạt động trở nên khó khăn và bạn rất khó tận hưởng cuộc sống như bạn đã từng làm. Hiểu biết về các dấu hiệu bệnh trầm cảm là bước đầu tiên để khắc phục vấn đề bạn đang gặp phải.

 Dấu hiệu bệnh trầm cảm

Dấu hiệu bệnh trầm cảm

Trầm cảm là gì?

Nhiều người sử dụng từ "trầm cảm" để giải thích các loại cảm xúc buồn bã, tuyệt vọng, nhưng trầm cảm không đơn giản chỉ là nỗi buồn mà còn nhiều hơn thế.

Không phải tất cả người bệnh đều cảm thấy buồn, một số người có thể cảm thấy vô hồn, trống rỗng và thờ ơ. Một số người đàn ông thậm chí còn có thể cảm thấy tức giận, hung hăng, bồn chồn.

Dù các dấu hiệu bệnh trầm cảm là khác nhau ở mỗi người nhưng nó đều góp phần “nhấn chìm” cuộc sống hàng ngày của bạn, làm bạn cảm thấy bất lực, vô vọng, vô dụng và hiếm khi làm bạn có cảm giác nhẹ nhõm.

Những dấu hiệu bệnh trầm cảm khác nhau ở mỗi người

Trầm cảm có những dấu hiệu khác nhau ở nam giới và phụ nữ, ở những người trẻ và người già. Nhận thức được sự khác biệt này sẽ giúp đảm bảo chính xác cho việc chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh.

Trầm cảm ở nam giới

Bệnh khá phổ biến ở nam giới, tuy nhiên nếu cho rằng nó gắn liền với sự yếu đuối và cảm xúc quá mức ở những người đàn ông là sai lầm. Người đàn ông khi bị trầm cảm thường không giống phụ nữ, họ không thể hiện cảm xúc vô vọng như vậy. Thay vào đó, họ có xu hướng hay phàn nàn về sự mệt mỏi, khó chịu, khó ngủ và mất hứng thú trong công việc và sở thích. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ở nam giới khác bao gồm giận dữ, hung hăng, bạo lực, hành vi thiếu thận trọng, và lạm dụng chất gây nghiện. Mặc dù tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ cao gấp đôi nam giới nhưng nam giới lại có nguy cơ tự tử cao hơn, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Trầm cảm ở phụ nữ

Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ cao gấp đôi nam giới. Nguyên nhân một phần do nội tiết, đặc biệt là liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt, cảm giác bồn chồn, trầm cảm sau sinh, tiền mãn kinh. Người phụ nữ thường có cảm xúc rất rõ rệt về sự tuyệt vọng, bi quan, buồn chán,…Một số dấu hiệu khác như ngủ quá nhiều, ăn quá nhiều và tăng cân đột ngột.

Trầm cảm ở thiếu niên

Một số thanh thiếu niên có triệu chứng trầm cảm là buồn chán trong khi một số khác thì không. Trong thực tế, triệu chứng điển hình ở một thiếu niên bị bệnh có thể là khó chịu, thù địch, gắt gỏng, hay dễ dàng mất bình tĩnh. Ngoài ra, một dấu hiệu bệnh trầm cảm phổ biến khác ở thanh thiếu niên là đau toàn thân, đau không giải thích được nguyên nhân.

Nếu không hỗ trợ điều trị, teen trầm cảm có thể dẫn đến các vấn đề ở nhà và ở trường như: lạm dụng ma túy, tự ghét bản thân, bạo lực hay tự tử. Nhưng nếu được sự giúp đỡ kịp thời thì việc hỗ trợ điều trị rất hiệu quả.

Trầm cảm ở người cao tuổi

Những thay đổi mà nhiều người lớn tuổi phải đối mặt rất khó khăn - chẳng hạn như mất người thân, mất tự do và các vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến trầm cảm, đặc biệt là ở những người không có sự giúp đỡ hỗ trợ của gia đình. Người lớn tuổi có xu hướng phàn nàn nhiều về đau ốm, bệnh tật chứ không phải là các dấu hiệu liên quan đến cảm xúc, và do đó, các vấn đề thường trầm cảm không dễ dàng nhận ra. Trầm cảm ở người cao tuổi có liên quan đến sức khỏe kém, nguy cơ tự tử ở nhóm này rất cao bởi vậy mà việc chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm là cực kì quan trọng.

Trầm cảm sau sinh

Nhiều bà mẹ sau khi sinh con bị mắc hội chứng gọi là “trầm cảm sau sinh”. Trong trường hợp này, bệnh trầm cảm kéo dài lâu hơn và nghiêm trọng hơn, một phần nguyên nhân là do những thay đổi nội tiết tố liên quan với việc sinh đẻ. Thông thường, bệnh khởi phát ngay sau sinh hoặc trong khoảng thời gian 6 tháng của thai kì.

Như vậy, có rất nhiều biểu hiện khác nhau của trầm cảm và việc nhận biết các triệu chứng bạn đang gặp có phải là trầm cảm hay không là rất quan trọng. Việc hỗ trợ điều trị bệnh cần phải được thực hiện sớm ngay khi phát hiện bệnh; chủ yếu gồm các liệu pháp tâm lí, hỗ trợ điều trị bằng thuốc và tập luyện. Hãy hạn chế những suy nghĩ tiêu cực và rèn luyện tâm lí để giữ gìn sức khỏe của bạn. 

Phương pháp hỗ trợ chữa trầm cảm hiệu quả

Trong trường hợp nhận thấy mình có các dấu hiệu trầm cảm, người bệnh cần tới sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh. Việc phát hiện trầm cảm sớm sẽ giúp bác sĩ có phương pháp hỗ trợ điều trị tích cực cho bệnh nhân và đạt hiệu quả cao hơn. Các phương pháp hỗ trợ điều trị chủ yếu hiện nay là kết hợp liệu pháp tâm lí, vật lí trị liệu và sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng. Ngoài ra, những người thường xuyên gặp căng thẳng trong công việc, gia đình có thể dự phòng và hỗ trợ điều trị trầm cảm bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần từ thiên nhiên gồm hợp hoan bì, táo nhân, hồng táo, viễn chí, uất kim. Trong đó có thực phẩm chức năng Kim Thần Khang chứa các dược liệu trên được đánh giá khá cao về tính an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện tâm trạng. Kim Thần Khang giúp dưỡng tâm, an thần, giải uất, có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm.

*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Nếu bạn có các dấu hiệu về trầm cảm, vui lòng gọi đến tổng đài MIỄN CƯỚC cuộc gọi số 18006105/ Hotline (zalo/viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất!