Từ xa xưa các cụ ta vẫn có câu: Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo. Quả thực giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Hầu như ai cũng có những lúc trằn trọc mãi mà không ngủ được. Tuy nhiên nếu tình trạng đó kéo dài quá 3 lần 1 tuần và liên tục trong vòng 1 tháng thì đó mới là dấu hiệu của bệnh lý. Vậy cách hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ như thế nào?

Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, khi đó người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn. Mất ngủ dẫn tới suy giảm chức năng khi tỉnh táo. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn. Mất ngủ lâu ngày có thể dẫn tới các vấn đề về bộ nhớ, trầm cảm, khó chịu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Mất ngủ bao gồm gặp khó khăn khi rơi vào hoặc ở trong giấc ngủ. Đó là một trong những phổ biến nhất khiếu nại y tế. Với mất ngủ, thường đánh thức cảm giác không nhớ lại, trong đó có ảnh hưởng tới khả năng hoạt động trong ngày. Mất ngủ có thể không chỉ ảnh hưởng tới cấp năng lượng và tâm trạng, mà còn hiệu suất làm việc, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Ngủ bao nhiêu là đủ thay đổi từ người sang người. Hầu hết người lớn cần 7 - 8 tiếng một đêm. Nhiều hơn một phần ba số người lớn đã mất ngủ tại một thời gian, trong khi 10 đến 15 phần trăm báo cáo mất ngủ (mạn tính) lâu dài.

Bên cạnh biện pháp hỗ trợ điều trị thuốc với những đêm không ngủ, thay đổi đơn giản trong thói quen hàng ngày có thể giải quyết chứng mất ngủ và khôi phục phần còn lại cần thiết.

Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ

Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ 

Nguyên tắc hỗ trợ điều trị: 
 
1. Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ
 
Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc... Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc. 
 
2. Vệ sinh giấc ngủ
 
Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v...
 
3. Dùng thuốc ngủ, kết hợp với dùng thuốc hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây bệnh
 
Theo y học cổ truyền (YHCT), việc hỗ trợ điều trị cũng theo các nguyên tắc như trên, tuy nhiên ngoài thuốc, YHCT còn có các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh để giúp cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn. 
 
a. Không dùng thuốc: 
 
Dưỡng sinh: Tập các động tác như thư giãn, thở 4 thì, động tác tam giác, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt (Xoa, day, bấm huyệt Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao). 
 
b. Dùng thuốc: 
 
A. Dùng theo kinh nghiệm: Để chỉ định hỗ trợ điều trị, cần phải có chẩn đoán thật chính xác của các nhà chuyên môn. Tuy nhiên, có một số cây cỏ là rau ăn vừa có thể dùng làm thuốc và không độc. Chẳng hạn như hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu... có tác dụng an thần, trị mất ngủ; Một số thức ăn như chuối, các loại hạt quả, đậu phộng (lạc)... giúp điều hòa giấc ngủ. 
 
Các loại cây cỏ như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng) có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và dùng ăn như rau giúp ngủ ngon, hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống trị mất ngủ; Trúc diệp (lá tre); Toan táo nhân (hột trái táo ta, táo chua) nấu nước uống thay nước trà, giúp giấc ngủ mau đến, có thể xem là một loại thuốc ngủ. 

Thu Hà.