Cho dù chưa chắc chắn trẻ bị trầm cảm hay không nhưng chính những hành vi, rối loạn cảm xúc là những vấn đề cần phải được quan tâm sớm. Điều quan trọng là làm sao cho trẻ hiểu được, biết được rằng cha mẹ đang ở bên cạnh để động viên hỗ trợ, lắng nghe con. Hơn bao giờ hết trẻ hiểu được hiện tại nó là nhân vật “quan trọng” và luôn được chăm sóc.

 

Cha mẹ cần làm gì khi biết trẻ bị trầm cảm?

Làm gì khi biết trẻ bị trầm cảm?

Để hiểu và chia sẻ với một trẻ bị trầm cảm là điều khá khó khăn và mệt mỏi, đôi khi bạn cảm thấy như trẻ không cần đến mình, nhưng điều bạn luôn cần ghi nhớ là trẻ đang đau buồn thật chứ không phải làm phiền bạn. Bạn hãy thật sự kiên nhẫn và có những cách để động viên trẻ vượt qua những khó khăn của bệnh gây ra. Những gợi ý sau sẽ giúp bạn có hướng để tiếp cận và giúp trẻ thoát khỏi trầm cảm:

1. Tìm hiểu về bệnh trầm cảm

Bạn nên đọc, tham khảo để hiểu biết về bệnh trầm cảm và đôi khi bạn như là "chuyên gia tâm lý" cho trẻ. Càng hiểu biết nhiều về bệnh sẽ giúp bạn tự tin hơn để có thể hiểu rõ những vấn để mà trẻ đnag gặp phải. Ngoài ra nên khuyến khích trẻ tự tìm kiếm thông tin về chứng trầm cảm. Điều này giúp trẻ ý thức được là không bị cô đơn, hiểu rõ hơn về những gì đang trải qua. Thời gian điều trị để phục hồi có thể còn dài nhưng đừng phán xét trẻ, tránh khuyên quá nhiều, đừng xem thường những lo âu và cuối cùng đừng so sánh với bạn bè của trẻ.

2.  Khuyến khích trẻ có những hoạt động thể dục thể thao

Trẻ nên tham gia những hoạt động thể dục thể thao chứ không nên ngồi yên một chỗ bởi càng ngồi một chỗ thì bệnh càng nặng hơn. Tập thể dục, thể thao giúp giảm bớt các triệu chứng của trầm cảm. Nên tìm cách để lồng những hoạt động thể thao vào lịch sinh hoạt hàng ngày của trẻ (có thể dắt chó đi dạo hoặc đạp xe, đi công viên…).

3. Khuyến khích trẻ đi chơi, giao lưu bạn bè

Sự cô đơn và tác biệt với bạn bè càng làm cho bệnh trầm cảm ở trẻ nặng hơn. Khuyến khích trẻ gặp bạn bè, có những giao lưu và hòa nhập xã hội. Khuyến khích trẻ đi chơi đâu đó cùng bạn bè, các hoạt động ngoại khóa như chơi thể thao hay các lớp học đàn, học vẽ…

4. Điều trị bệnh cho trẻ

Điều quan trọng là trẻ phải được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Phải bảo đảm rằng trẻ tuân thủ chặt chẽ các hưỡng dẫn điều trị, đủ liều lượng thuốc cũng như thời gian dùng. Nên theo dõi các tác dụng phụ của thuốc, những thay đổi trong hành vi của trẻ cho thấy bệnh nặng lên và báo lại cho bác sĩ điều trị ngay để phối hợp tìm hướng điều trị mới.

Dùng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược cho trẻ để đẩy lùi trầm cảm

Để dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm – thần kinh, phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng của trầm cảm cho trẻ, ngoài tạo cho trẻ lối sống lành mạnh, điều độ, tuân thủ điều trị từ bác sỹ thì bạn có thể cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, an toàn và hiệu quả như thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Kim Thần Khang chứa các thành phần từ thảo dược thiên nhiên như hợp hoan bì, viễn chí, ngũ vị tử, táo nhân, hồng táo giúp dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng, cải thiện triệu chứng đau đầu, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, trầm cảm, lo âu, stress, mệt mỏi, mất ngủ, bồn chồn. Khả năng đáp ứng của mỗi cơ địa là khác nhau, do đó tác dụng có thể khác nhau giữa những người dùng sản phẩm.

Để hiểu thêm về sản phẩm, chúng ta hãy cùng nghe GS.TS  Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.


GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.

Kim Thần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng "Top100 – sản phẩm tốt nhất cho gia đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016" do "Bộ Lao động – Thương binh và xã hội" trao tặng tháng 7 năm 2016.

 

Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng

Hãy gọi đến số hotline 0902207739 để được tư vấn về bệnh và sản phẩm Kim Thần Khang đầy đủ nhất!

Thu Thảo