Những biểu hiện như mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức đầu, đau nhức cơ bắp xương khớp, rối loạn tâm trạng…là những biểu hiện khá đặc trưng của chứng suy nhược thần kinh. Vậy nếu có những biểu hiện nghi ngờ chứng bệnh này thì bạn nên làm gì? Bài viết này sẽ cho bạn hướng phù hợp để đối phó với chứng suy nhược thần kinh.

Khi nghi ngờ có biểu hiện suy nhược thần kinh bạn nên làm gì?

Suy nhược thần kinh hay kiệt quệ thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não khi tế bào não làm việc quá căng thẳng, dẫn đến quá tải và suy nhược, làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, nghỉ ngơi của cơ thể. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Theo thống kê, có tới 60-70% số lượt khám bệnh tại các khoa thần kinh và tâm thần bị hội chứng suy nhược thần kinh, với những triệu chứng ít khi người bệnh lưu ý như: đau đầu, mất ngủ, nghi bệnh, mệt mỏi đầu óc, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, giảm trí nhớ, rối loạn tâm trạng, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở, có thể kèm biểu hiện bệnh lý đường tiêu hóa, đau mỏi cơ bắp…

 

Cần làm gì khi nghi ngờ mắc suy nhược thần kinh

Khi nghi ngờ có biểu hiện của chứng bệnh suy nhược thần kinh, bệnh nhân nên đến khám bệnh ở các bệnh viện tâm thần, khoa tâm thần trong các bệnh viện, các phòng khám tâm thần quận huyện. Ở đây, các bác sỹ sẽ dựa vào triệu chứng và các bài kiểm tra tâm lý, từ đó sẽ có chẩn đoán đúng nhất cho người bệnh. Nhiều bệnh nhân khi gặp các biểu hiện như trên nhưng lại đến các khoa như tim mạch, hô hấp… khám nhưng không tìm ra nguyên nhân.

Một điều được ghi nhận hiện nay là số lượng bệnh nhân bị các rối loạn thuộc suy nhược thần kinh nhiều hơn loạn thần. Bên cạnh đó, kinh nghiệm phát hiện bệnh của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần ngày càng nhiều và các loại thuốc chuyên trị cũng đủ đáp ứng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đến tư vấn tại các bệnh viện tâm thần.

Khi dùng thuốc bệnh nhân cần theo đúng toa bác sĩ. Không tự uống thuốc, không nghe theo bệnh nhân khác, vì một số thuốc chữa suy nhược thần kinh có khả năng gây nghiện. Bệnh nhân nên chú ý lời dặn của bác sĩ và báo ngay bác sĩ nếu có biểu hiện bất thường do tác dụng phụ của thuốc hay do không “hợp thuốc”. Đối với thể bệnh này phép trị chủ yếu là thái độ tinh thần trong cuộc sống (sống vui, thoải mái, lạc quan, yêu đời) phối hợp với sự hỗ trợ của thầy thuốc bằng tâm lý liệu pháp và điều trị tây y.

Một số cách phòng ngừa suy nhược thần kinh

- Thực hiện lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích…

- Biết lượng sức mình, không nên đặt tham vọng thử thách quá cao mà bản thân không thể thực hiện được.

- Học hỏi bạn bè, quan hệ cởi mở. Tránh ích kỷ, thù hằn

- Nên nói ra tình trạng buồn phiền, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể và thần kinh) với người thân cận hoặc ai đó mà chúng ta tin tưởng.

Phương pháp hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh hàng ngày

Ăn hoa quả mỗi ngày

Chuối sứ chín: 2 trái chuối chín vào buổi sáng khi bụng còn hơi đói. Chuối chín là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, ngoài hàm lượng đường glucose, sucrose, fructose; các nguyên tố sắt, canxi; các acid amin và một số vitamin A, B1, B2, B6, C chuối còn giúp phát triển và quân bình hệ thần kinh, giúp tăng trưởng xương và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

Dứa (thơm, khóm): 1/4 trái thơm vào buổi trưa khi bụng còn hơi đói. Thơm có tính giải khát sinh tân dịch và tiêu thực nhờ có bromelin là một enzym thủy phân protein mạnh, nên tiêu hóa được các thức ăn từ thịt, cá.

Đu đủ chín: 1/4 trái đu đủ nhỏ vào buổi chiều khi bụng còn hơi đói. Có nhiều chất bổ dưỡng, có tác dụng làm mát gan, nhuận trường, tiêu đờm, giải độc, tiêu thũng, an thần.

Uống Chè tươi

100g lá chè tươi pha với 2 lít nước sôi. Uống cả ngày, không nên uống buổi tối vì sẽ gây mất ngủ. Uống chè khi nóng để giải khát, kích thích tiêu hóa. Thêm vào 3 lát gừng tươi để làm ấm tỳ vị, ngừa bệnh tim mạch, làm hưng phấn thần kinh. Chè còn làm thông tiểu nhờ chất cafein, theophyllin và muối kali. Giải độc nhờ tanin và tăng cường sinh lực. Trong chè tươi có nhiều chất chống oxy hóa, chống lão hóa.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đủ là một trong những cách làm cho tinh thần phấn chấn, nhưng phải ngủ như thế nào để hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh? Ngủ tối, khi ngủ phải tắt hết đèn. Trừ người bị bệnh tiểu đường vì mắt đã kém nên phải có ánh sáng trong phòng ngủ. Từ thập niên 1950 người ta đã biết tính an thần của Melatonin và ngày nay nhắc đến rất nhiều. Chất này được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm trong giấc ngủ khi mí mắt không nhận được ánh sáng. Vì vậy chúng ta nên ngủ không có ánh sáng đèn.  

Giải trí

Do suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp gây ra các triệu chứng nhức đầu, do đó người mắc chứng bệnh suy nhược thần kinh phải có một tinh thần thoải mái. Bằng cách lên kế hoạch cho những chuyến dã ngoại ở vùng quê, vùng biển - nơi có không khí trong lành. Đơn giản hơn người bệnh có thể giải trí bằng cách nghe nhạc, xem phim, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.

Vận động thường xuyên

Mỗi buổi sáng nên đi bộ bước đều lúc nhanh, lúc chậm khoảng 30 phút. Hoặc có thể tập tại chổ các động tác tay, chân, gót, lưng, bụng, cổ, vai, gáy (như bài Thái cực quyền, bát đoạn cẩm…) thời gian 15 phút. Suy nhược thần kinh là bệnh tâm thần loại nhẹ, không gây rối loạn hành vi theo kiểu dị kỳ xa lạ. Nguyên nhân của nó là các áp lực tinh thần. Vì vậy, trong điều trị phải giải quyết vấn đề tinh thần trước.

Dùng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược

Các chuyên gia đã trao đổi về phương pháp điều trị suy nhược thần kinh là sử dụng sản phẩm thiên nhiên, tiêu biểu như Kim Thần Khang. Với thành phần chính là hợp hoan bì giúp giải căng thẳng, làm tinh thần vui vẻ, kết hợp cùng các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân, Kim Thần Khang có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể… Do vậy, Kim Thần Khang là sản phẩm hàng đầu trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, từ đó ngăn chặn suy giảm trí nhớ sau này. Để đảm bảo sức khỏe tốt cho hệ thần kinh và cải thiện trí nhớ, người bệnh bên cạnh việc sử dụng Kim Thần Khang cần duy trì cuộc sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục, thể thao, nghỉ ngơi điều độ. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, không có tác dụng phụ cũng không gây tương tác với thuốc hay sản phẩm dùng cùng khác. Mức đáp ứng sẽ khác nhau tùy cơ địa mỗi bệnh nhân nên người bệnh nên duy trì dùng theo đợt 3-6 tháng để cảm nhận hiệu quả tốt nhất của sản phẩm.

Để hiểu thêm về sản phẩm, chúng ta hãy cùng nghe GS.TS  Nguyễn Văn Thông phân tích về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.

 

GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.

Kim Thần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng "Top100 – sản phẩm tốt nhất cho gia đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016" do "Báo Lao động – Thương binh và xã hội" trao tặng tháng 7 năm 2016.

 

Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng

Hãy gọi đến số hotline 0902207739 để được tư vấn về sản phẩm Kim Thần Khang đầy đủ nhất!

Tuấn Lê.