Ông cha ta từ xa xưa đã ví von "Ăn được ngủ được là tiên". Như vậy có thể nói giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Thực tế thì hầu như ai cũng phải trải qua ít nhiều lần tình trạng trằn trọc khó ngủ, tuy nhiên nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời tình trạng này sẽ diễn biến lâu dài và trở thành bệnh lý mất ngủ, có thể dẫn tới bệnh suy nhược thần kinh.

Mất ngủ không những làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây tổn hại đến sức khỏe không nhỏ. Ngày nay, không những người có tuổi mà những người trẻ cũng hay mắc chứng bệnh mất ngủ. Mất ngủ không những làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây tổn hại đến sức khỏe không nhỏ. Hơn nữa, việc hỗ trợ điều trị mất ngủ lại không hề đơn giản, nhiều người uống đủ thuốc Đông - Tây y mà vẫn không ngủ được.

Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi

Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi

Nguyên nhân gây mất ngủ

-       Do gặp phải một biến cố trong cuộc sống. Biến cố đó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng, cảm xúc của mỗi người.

-       Thói quen sinh hoạt không điều độ cũng là nguyên nhân của mất ngủ. Thời gian ngủ và thời gian thức không hợp lý. Có thể buổi trưa ngủ quá nhiều, buổi tối không ngủ được. Hoặc cũng có thể do đi ngủ quá muộn, đã quá giấc.

-       Do lạm dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá

-       Do nguyên nhân bệnh lý: tiền sử có các bệnh về tiết niệu, tiêu hóa,… Đau nhức, hoặc khó chịu trong khi ngủ sẽ khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng, ngủ không sâu.

-       Do tác động từ môi trường bên ngoài: do phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, do tiếng ồn quá lớn, phòng ngủ quá sáng.

Những vị thuốc đơn giản giúp có giấc ngủ ngon:

Lá vông (vông nem): Chọn lấy lá  vông bánh tẻ, tước bỏ cuống và gân lá, rửa sạch sắc uống, ngày 2-4 g, trị các chứng khó ngủ, mất ngủ. Thận trọng với trường hợp dạ dày bị loét.

Ngải tượng (củ cây bình vôi): Ngải tượng có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp, hạ nhiệt khi sốt… Tác dụng này  là do  thành phần  ancaloid: L-Tetrahydropalmatin  đưa lại, được dùng trong các trường hợp mất ngủ thường xuyên, ho hen, sốt, lỵ, đau bụng, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, hay bột, với liều 6 – 10g/ngày.

Lạc tiên: Dùng bộ phận trên mặt đất,  cắt thành từng đoạn 5 – 7cm, rửa sạch, phơi khô. Sao vàng, sắc uống, ngày 8 – 12g để  trị các trường hợp mất ngủ, hoặc tim hồi hộp, tâm phiền muộn, người bứt dứt, khó chịu.

Liên tâm (tâm hạt sen): Ngày dùng 4-8g, tâm sến sao vàng sắc nước uống, hãm như trà, cải thiện bệnh mất ngủ, những người hư nhiệt, huyết áp thấp không nên dùng kéo dài.

Các vị thuốc trên có thể dùng độc vị hay kết hợp với các vị thuốc khác thành bài để có hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra chúng ta có thể xoa bóp day bấm các huyệt sau ngày một đến hai lần phòng trị mất ngủ. Cách này hiệu quả cao mà không gây hại:

Huyệt nội quan: Ở chính giữa lằn chỉ cổ tay phía trong đo lên hai thốn; có tác dụng định tâm thần. Cải thiện mất ngủ, tim hồi hộp, đau nhói vùng tim, hạ huyết áp, nấc đau dạ dày, nôn mửa.

Huyệt thần môn: Ở chỗ lõm sát xương đậu trên nếp gấp cổ tay phía sau gan ngón tay út gần động mạch trụ. Cải thiện mất ngủ, hay quên, hoảng sợ, suy nhược thần kinh, đau nhói vùng tim.

Huyệt tam âm giao: Ở lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn (hoặc khép 4 ngón tay lại), sau bờ xương chày 2 phân. Cải thiện đau đầu ,mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau bụng.

Huyệt bách hội: Ở đỉnh đầu, chỗ lõm nơi gặp nhau của đường nối hai mỏm tai và đường bổ dọc đầu. Cải thiện đau đầu , mất ngủ, suy nhược thần kinh,.

Ấn đường: Điểm giữa khoảng hai đầu lông mày, thẳng sống mũi lên, có tác dụng định thần trí, thanh nhiệt, an thần, cải thiện mất ngủ.

Sưu tầm.