Theo tổ chức chăm sóc giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ, 30-40% người trưởng thành Mỹ báo cáo rằng họ bị mất ngủ trong vòng 12 tháng qua và 10-15 % người lớn cho rằng bị mất ngủ mãn tính. Tại Việt Nam, tuy chưa có con số thống kê chính xác trong vài năm gần đây, nhưng các chuyên gia cũng cho rằng số người bị mất ngủ là không hề nhỏ. Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính. Vậy cách chữa mất ngủ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ thường xuyên ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Mất ngủ có nhiều dạng như khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

Mất ngủ thường dẫn đến buồn ngủ ban ngày thờ ơ, và cảm giác chung là không khỏe về cả tinh thần và thể chất.

 chua-mat-ngu

Mất ngủ ảnh hưởng đến cuộc sống

Nguyên nhân gây mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

- Nguyên nhân gây mất ngủ cấp tính:

+ Stress, căng thẳng, tâm lý.

+ Thời gian ngủ thay đổi thất thường như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.

+ Sử dụng các chất kích thích não bộ như cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích.

+ Do ăn nhiều khiến đầy bụng, nặng bụng, khó tiêu và gây khó ngủ,…

+ Môi trường: nhiều ánh sáng, nhiều tiếng ồn, người ngủ cùng có tật ngáy to, nhiệt độ không phù hợp, không gian không thoáng mát,…

- Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng: Mất ngủ kéo dài thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý mạn tính hoặc bệnh lý tâm thần. Theo thống kê 2005, ở TP.HCM có 14,5% người mất ngủ bị bệnh tâm thần. Các bệnh lý tâm thần thường gặp như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu,…

+ Các bệnh lý như: chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ ... cũng có ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ.

Ngoài ra, còn một số tình trạng cũng có thể gây mất ngủ như mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt, có thai, sốt, đau,…

Ảnh hưởng của mất ngủ đến cuộc sống người bệnh

Mất ngủ không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, cuộc sống  của người bệnh, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:

- Suy giảm khả năng miễn dịch nên dễ mắc các bệnh lý nhiễm virus, vi khuẩn,…

- Mệt mỏi, kém tỉnh táo khiến phản ứng chậm với các tình huống xảy ra nên dễ gây tai nạn

- Làm chậm sự trao đổi chất, tăng cảm giác ngon miệng nên gây tăng cân

- Tăng quá trình lão hóa da khiến da xuất hiện nhiều nếp nhăn, mụn, đồi mồi,…

- Tăng nguy cơ mắc ung thư

- Giảm nhu cầu tình dục

- Giảm trí nhớ, khó tập trung chú ý, giảm sút khả năng lao động

Tất cả những điều này đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, khiến người bệnh cảm thấy luôn mệt mỏi, thiếu sức sống ảnh hưởng đến công việc, khả năng giao tiếp, kinh tế, điều kiện sống  từ đó làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.

hotline

Chữa mất ngủ như thế nào cho nhanh khỏi

Cách chữa mất ngủ nhanh nhất, tốt nhất là cần điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân nếu biết. Dưới đây là một số biện pháp thường được sử dụng để chữa mất ngủ một cách hiệu quả nhất.

Lưu ý trong sinh hoạt, tập luyện cho người bị mất ngủ

Với các trường hợp nguyên nhân gây mất ngủ liên quan đến chế độ sinh hoạt, ăn uống thì bạn cần khắc phục càng sớm càng tốt. Ví dụ như sử dụng các loại đồ uống có tính kích thích như cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đến nơi có sự chênh lệch múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc... thì việc cần thiết là bạn nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và thời gian ngủ cho phù hợp để hạn chế tối đa nguy cơ bị bệnh mất ngủ.

Người bị mất ngủ cũng nên tạo tâm trạng thoải mái, không gian yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ để việc đi vào giấc ngủ được dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày cũng giúp cho tăng cường đào thải độc tố và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Bạn có thể lựa chọn các môn thể dục thể thao phù hợp với thể lực như aerobic, yoga,…

Điều trị mất ngủ theo tây y

Các thuốc điều trị mất ngủ theo tây y thường được dùng đó là nhóm thuốc gây ngủ benzodiazepine, các loại thuốc này sẽ được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn sau khi đã thăm khám trực tiếp và được theo dõi sát sao sau khi sử dụng thuốc. Với một số trường hợp, bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm, chống lo âu cho các bệnh nhân bị bệnh mất ngủ, kèm theo các biểu hiện trầm cảm, rối loạn lo âu để giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc chữa mất ngủ theo tây y thường ít được sử dụng do có nhiều tác dụng phụ như lệ thuộc thuốc, tăng liều dùng khi dùng kéo dài,…

Cải thiện chứng mất ngủ theo đông y

Theo Đông y, nguyên nhân sâu xa gây ra chứng mất ngủ đó là do sự mất cân bằng của âm khí và dương khí, khi hai luồng khí này xung đột và không thể hài hòa sẽ dẫn đến âm hư gây mất ngủ, khó ngủ và trằn trọc. Điều này cũng ảnh hưởng đến tinh khí của của các tạng tâm, tỳ, can và thận ảnh hưởng đến chức năng của các nội tạng bị suy giảm và hoạt động kém hiệu quả gây ra mất ngủ. Trong Đông y, có rất nhiều vị thuốc đã được sử dụng từ hàng nghìn năm nay để cải thiện mất ngủ, điển hình trong số đó chính là vị thuốc mang tên hợp hoan bì – Vỏ của cây hợp hoan. Người ta quan sát thấy các lá của cây khép vào ban đêm và khi trời mưa, xòe ra khi được mặt trời chiếu vào. Do đặc điểm độc đáo này, nó đã được gọi là "cây ngủ" ở Nhật Bản. Ở Trung Quốc, nó được gọi là "Cây hạnh phúc” và được ứng dụng vào thực tiễn điều trị theo đông y từ rất nhiều năm nay. Hợp hoan bì không những đã được chứng minh tác dụng qua thực tiễn sử dụng mà còn được y học hiện đại khẳng định tác dụng qua nhiều nghiên cứu. Điển hình là nghiên cứu tại khoa dược các trường Đại học Dược, Đại học Kyung Hee, Đại học Quốc gia Pukyong cho kết luận hợp hoan bì có tác dụng giải trầm uất, làm dịu thần kinh, tăng chức năng cho tế bào thần kinh thông qua 2 cơ chế: Một là làm tăng nồng độ serotonin, đặc biệt là thụ thể 5-HT1A. Từ đó, có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo âu, mất ngủ, hồi hộp,… Hai là có tác dụng chống oxy hóa - dịch chiết vỏ cây hợp hoan có tác dụng ức chế và tiêu diệt gốc tự do (yếu tố gây lão hóa và tổn thương tế bào não),  nên có tác dụng giúp phục hồi chức năng và nuôi dưỡng tế bào não bộ, cải thiện tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất tập trung và lấy lại tinh thần lạc quan.

Để nâng cao hiệu quả, các nhà nghiên cứu còn phối hợp cao hợp hoan bì với các thành phần khác như: Ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu tạo nên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang giúp cải thiện các triệu chứng hồi hộp, mất ngủ nhanh hơn.

 thanh-phan-kim-than-khang

Kim Thần Khang giúp cải thiện chứng mất ngủ

mua ngay

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI BỊ MẤT NGỦ

Chia sẻ của những người đã vượt qua chứng mất ngủ 

Kim Thần Khang nhận được rất nhiều phản hồi từ người bị mất ngủ. Điển hình như trường hợp của Anh Duân bị mất ngủ đã nhiều năm và đã cải thiện tình trạng mất ngủ của mình sau khi sử dụng Kim Thần Khang:

mat-ngu 

Hay như trường hợp của chị Hằng cải thiện tình trạng mất ngủ suốt 20 năm nhờ Kim Thần Khang

 mat-ngu

Xem thêm chia sẻ của những người đã vượt qua chứng mất ngủ TẠI ĐÂY

Tiếp theo mời độc giả xem video GS.TS Nguyên Văn Chương tư vấn cách hỗ trợ điều trị mất ngủ và các bệnh lý về tâm thần kinh bằng sản phẩm thảo dược

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết cách chữa mất ngủ một cách hiệu quả, an toàn và không có tác dụng phụ!

Quý độc giả có thắc mắc về bệnh cũng như là sản phẩm Kim Thần Khang, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006105/Hotline (Zalo/Viber): 0902207739 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Kiều Hương