Ngôn ngữ là một phương tiện không thể thiếu để con người thích nghi với môi trường, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em làm hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển tư duy, trí tuệ thường dẫn đến các khó khăn trong việc học tập sau này cũng như các bất thường trong quan hệ với người khác và những rối loạn cảm xúc, hành vi đi kèm. 

Nghiên cứu này khảo sát tần suất, yếu tố vế môi trường tâm lý xã hội, gia đình, một số biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của rối loạn ngôn ngữ và các rối loạn đi kèm.TRUNG TÂM SỨC KHỎE TÂM THẦN NĂM 2000

Phương pháp nghiên cứu: 

Nghiên cứu tiền cứu, mô tả các trường hợp bệnh thực hiện trên 72 trẻ đến khám tại trung tâm sức khỏe tâm thần vì lí do rối loạn ngôn ngữ trong thời gian từ ngày 1/12/1999 đến ngày 30/10/2000. 

Kết quả: 

Trẻ > 5 tuổi chiếm tỷ lệ cao (44,3%), phần lớn là trẻ nam (69,4%), sống ở ngoại thành và các tỉnh (70,8%), sống chung với cả cha mẹ (82%), không được cha mẹ quan tâm giáo dục đúng mức (63,9%). 

Trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ trẻ được ghi nhận như sau : 69,5% cha và 62,5% có trình độ học vấn dưới cấp II ; 82% cha và 72,3% mẹ có nghề nghiệp lao động chân tay và buôn bán. 

Về mặt lâm sàng, có 80,6% trường hợp là chậm / bất thường hoặc không phát triển ngôn ngữ. 

Các nguyên nhân gây tổn thương ngôn ngữ đã được thiết lập phần lớn (85,8%) làcác bệnh thực thể (động kinh, viêm nhiễm TKTW, chấn thương sọ não). 

Ngoài ra, có 43,1% trẻ có kèm theo rối loạn cảm xúc và 35% trẻ có kèm theo rối loạn hành vi.

Kết luận: 

Trẻ rối loạn ngôn ngữ đa số là trẻ nam, sống ở ngoại thành và các tỉnh, cha mẹ có kinh tế và trình độ học vấn thấp ít quan tâm chăm sóc con cái. Các trẻ thuộc nhóm chậm, bất thường hoặc không phát triển ngôn ngữ có kèm theo rối loạn cảm xúc và rối loạn hành vi.

Hiện nay xã hội càng phát triển, các bậc cha mẹ bị áp lực bởi đồng tiền, ảnh hưởng bởi môi trường xã hội, họ không còn nhiều thời gian quan tâm đến gia đình. Đó là lí do cho sự đổ vỡ của gia đình, hậu quả không những bản thân người làm cha làm mẹ không tìm được hạnh phúc, suy nhược thần kinh mà những đứa trẻ bị thiếu tình cảm dẫn đến rối loạn cảm xúc và hành vi. Ngoài biện pháp xây dựng và nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình nhỏ bé của bạn, việc tăng cường dinh dưỡng cho não bộ, giảm tình trạng rối loạn cảm xúc nên tăng cường bổ sung các thành phần như vitamin PP, Lecithin từ đậu nành. Để tiện hơn cho việc sử dụng hiện nay trên thị trường đã cho ra đời sản phẩm Kim Thần Khang, có tác dụng đối với người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ,.. Sản phẩm có nguồn gôc từ thảo dược, an toàn có thể sử dụng lâu dài.

Thu Phương.