Trong những năm gần đây, đã có nhiều sự chú ý hơn đến mối liên hệ giữa não và các cơ quan ngoại vi (sự liên kết giữa cơ thể và tâm trí), trong đó những thay đổi của hệ thống miễn dịch có liên quan đến sự thay đổi tâm trạng, điển hình là bệnh trầm cảm.
Trầm cảm gây suy giảm miễn dịch như thế nào?
Bệnh trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh có thể gây ra một loạt các bệnh mạn tính và cấp tính khác như suy giảm hệ miễn dịch, mất ngủ, bệnh tim, đau lưng…
Mối liên quan giữa sự rối loạn hệ thống miễn dịch và trạng thái tinh thần có thể được phát hiện từ thời xa xưa. Tuy nhiên, chỉ trong 30 năm trở lại đây, các bằng chứng lâm sàng và thực nghiệm mới chứng minh rõ ràng về mối liên hệ này. Trong 20 năm qua, sự chú ý đã được hướng tới vai trò của các yếu tố miễn dịch, đặc biệt là các cytokine và chất kháng viêm. Do đó, Maes, một chuyên gia về tâm thần học và các đồng nghiệp tại Mỹ báo cáo rằng interleukin-6 (IL-6), một cytokine gây viêm chính, đã tăng lên trong máu của những bệnh nhân trầm cảm.
Cho đến gần đây, não được coi là một cơ quan cách biệt với hệ thống miễn dịch ngoại biên bởi hàng rào máu-não. Hiện nay, quan điểm này không còn chính xác và não bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các cytokine, chemokine, prostenoids và glucocorticoid ngoại lai, cũng như một số tế bào miễn dịch, có thể tiếp cận não, do đó ảnh hưởng đến mạng lưới nơron bị tổn thương bởi trầm cảm. Hiện nay, đã có những bằng chứng thực nghiệm cho thấy, những phân tử như vậy có thể tiếp cận não thông qua sự rò rỉ ở hàng rào máu - não khi có trầm cảm.
Trầm cảm có thể kích hoạt phản ứng viêm ngoại biên và trung tâm, thường đi kèm với các bệnh viêm (như hội chứng ruột kích thích, đái tháo đường type 2, viêm khớp và rối loạn tự miễn dịch). Ngay cả những căng thẳng tương đối nhẹ cũng làm tăng hoạt động của NF-kB, một yếu tố quan trọng trong việc gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Vậy nên những bệnh nhân trầm cảm nặng thường thấy phản ứng nhanh của IL-6 và NF-kB đối với một kháng nguyên.
Liên tục bị trầm cảm có thể làm suy yếu sức mạnh của hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị cảm lạnh và cúm hơn. Hệ thống miễn dịch bị suy giảm là do hormone gây stress được sản sinh và tồn tại lâu dài trong cơ thể. Điều này cũng giải thích tại sao chúng ta dễ bị cảm lạnh và cúm thường xuyên hơn khi rơi vào trạng thái căng thẳng và chán nản.
Có thể thấy, với một bệnh nhân trầm cảm, việc điều trị cần toàn diện, tránh các yếu tố tác động tới sức khỏe từ môi trường bên ngoài. Đơn giản như các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm thông thường ở người trầm cảm cũng có thể nặng hơn so với người bình thường.
Phương pháp cải thiện trầm cảm, cải thiện suy giảm miễn dịch
Bạn không nên coi nhẹ triệu chứng trầm cảm, hãy kể hết triệu chứng cho những người xung quanh. Đồng thời, khi phát hiện người thân bị trầm cảm, chúng ta phải trấn an, tìm cách quan tâm và giúp họ đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để tránh được cơn trầm uất, quẫn trí. Người bị trầm cảm cần phải thăm khám nhiều lần để điều trị, theo dõi đề phòng triệu chứng nặng thêm. Đồng thời, người trầm cảm cần được chăm sóc để nâng cao thể trạng, giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Bạn bè và người thân trong gia đình là đường dây nối kết và là yếu tố quan trọng giúp chữa trị thành công bệnh trầm cảm. Cần hiểu biết về trầm cảm, hỗ trợ điều trị, giúp đỡ trong cuộc sống, duy trì thường xuyên các hoạt động trước đây. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo tự tử, đánh giá nghiêm chỉnh về tự tử, ngay từ khi phát hiện người bệnh có ý nghĩ muốn chết.
Công tác hỗ trợ, tìm kiếm các biện pháp giúp người trầm cảm sớm tìm lại niềm vui cuộc sống là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà, toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các giải pháp an toàn, hiệu quả. Kế thừa nền tảng của y học cổ truyền, nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra một số vị thuốc thảo dược có lợi cho người bệnh bị trầm cảm, rối loạn tâm thần kinh như: Hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) có tác dụng dịu thần kinh, tăng chức năng tế bào thần kinh; Uất kim, ngũ vị tử, toan táo nhân giúp giải trầm uất, buồn phiền, dưỡng tâm, an thần, giảm căng thẳng, hồi hộp; Viễn chí giúp tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ; Soy lecithin nguồn cung cấp acetylcholine (chất trung gian hóa học dẫn truyền xung động thần kinh); Vitamin PP, hồng táo giúp giảm suy nhược cơ thể, phục hồi sức khỏe. Nhằm tạo ra một bước đột phá, cung cấp một giải pháp tối ưu cho người bệnh rối loạn tâm thần kinh, các nhà khoa học đã kết hợp những vị thuốc thảo dược trên và bào chế thành công viên nén mang tên Kim Thần Khang.
Kim Thần Khang từ khi ra đời đã đem lại tin vui cho nhiều người trầm cảm, điển hình như trường hợp chị Lê Thị Hà (31 tuổi, ấp 4, Long Thọ, Nhơn Trạch, Đồng Nai) người phụ nữ mắc căn chứng trầm cảm đã hơn 15 năm, nhưng do nhận biết sớm và điều trị đúng phương pháp giờ đây chị đã có gia đình và con đã 3 tuổi.
Hãy dành vài phút để lắng nghe chia sẻ của chị Hà về cách thoát khỏi trầm cảm:
Bạn đọc nghi ngờ mình bị trầm cảm, hoặc đang có dấu hiệu rối loạn cảm xúc, căng thẳng nên sử dụng Kim Thần Khang mỗi ngày để sớm có cuộc sống, tinh thần an vui. Đồng thời, cần có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp để nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh.