Trầm cảm khiến bạn rơi vào trạng thái tuyệt vọng, cảm thấy vô dụng, không còn ý nghĩa hay mục đích sống. Nhưng nếu bạn không tự cứu mình, không ai có thể làm điều đó thay bạn. Điều quan trọng nhất chính là ở cách chúng ta nghĩ. Suy nghĩ tiêu cực khiến bạn cứ trượt dài và đắm chìm trong những cảm xúc tồi tệ. Những hình thức trị liệu tâm lý cùng với những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện bệnh tốt hơn.
Các hình thức trị liệu tâm lý cho bệnh trầm cảm là gì?
Các hình thức trị liệu tâm lý điều trị trầm cảm
Khi tất cả các biện pháp điều trị không có tác dụng đối với bạn, đừng lo ngại mà hãy tìm gặp một chuyên gia tâm lý. Bạn có thể tham khảo bạn bè hoặc báo chí để chắc chắn đó là một chuyên gia giỏi và đáng tin cậy. Bạn có thể chọn một hình thức phù hợp với mình nhất trong số vài liệu pháp phổ biến sau:
Tâm động học (psychodynamic): Tập trung trên những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh trầm cảm như gia đình, tuổi thơ hay các trải nghiệm trong trường học. Bạn có thể kết thúc sau 12 tuần trị liệu, hoặc cũng có thể nhiều năm. Những người trị liệu bằng phương pháp này tin rằng nó đã giúp họ hiểu thêm về bản thân. Thông thường, các chuyên gia tâm lý sẽ không chia sẻ kinh nghiệm về bản thân mà chỉ nói chuyện với người đến điều trị.
Nhân văn (Humanistic): Tập trung vào sự phát triển nhân cách. Chuyên gia thường sẽ rất đồng cảm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm từ chính họ.
Nhận thức hành vi (Cognitive Behavioural): Tập trung trên những người luôn có suy nghĩ tiêu cực, bi kịch hóa vấn đề và luôn nghĩ đến điềm gở khiến họ cảm thấy đau buồn, mất phương hướng. Liệu pháp này thường ngắn hạn và có thể tập tại nhà.
Nội thi (Insight Therapy): Khi trải qua những thay đổi trong cuộc sống, đôi lúc con người sẽ thay đổi những ứng xử theo cách khác với bình thường. Một số người trở nên sống cô lập, một số người bị trầm cảm; một số tìm kiếm những quan hệ mới. Liệu pháp này giúp người đến điều trị có thể trở nên thích nghi hơn.
Phân tâm học (Psychoanalysis): Phân tâm học của Freud chú trọng giúp người bệnh bộc lộ những động cơ vô thức – Những động cơ đã dẫn đến mâu thuẫn tâm lý và hành vi kém thích nghi. Những người tìm đến trị liệu tâm lý đã không hài lòng với hành vi của họ, nhưng lại không có khả năng thay đổi được. Mục đích của trị liệu phân tâm là giúp người bệnh hiểu được những động cơ vô thức đã kiềm giữ không cho họ thay đổi.
Lưu ý trong cuộc sống để cải thiện trầm cảm
Giải tỏa căng thẳng: Đôi khi, bạn căng thẳng hay lo âu bởi một việc rất nhỏ nào đó nhưng nếu cứ chịu đựng trong một thời gian dài, nó sẽ khiến bạn trở nên trầm cảm. Tuy nhiên, phản ứng thái quá với stress cũng khiến bạn rối loạn tâm lý và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, quản lý stress cũng có nghĩa bạn phải quản lý được suy nghĩ, cảm xúc trước các vấn đề.
Biết cách giải tỏa căng thẳng sẽ giúp tinh thần của bạn luôn tươi tỉnh, minh mẫn và sáng tạo, không những cho chính bạn mà còn giúp cả những người xung quanh mình vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Tránh những căng thẳng không đáng có: Không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh được sự căng thẳng nhưng hạn chế càng nhiều càng tốt, như hãy tập nói “Không”, bởi bạn nên biết giới hạn của bản thân, cho dù là công việc hay cuộc sống cá nhân, ôm đồm nhiều việc ngoài tầm tay sẽ khiến bạn căng thẳng và lo lắng. Bên cạnh đó, bạn có thể hạn chế tiếp xúc với những người hay gây cho bạn phiền hà hoặc không hợp dễ dẫn đến tranh cãi không đáng. Tránh đọc tin tức gây đau buồn hay hoang mang trên báo, đài, mạng xã hội cũng có thể giúp bạn bớt căng thẳng ngay lúc đó.
Thích nghi với stress: Nếu như bạn không thể khiến người khác hay một sự việc thay đổi, bản thân bạn có thể thay đổi để thích nghi với stress. Bạn có thể nhìn nhận một vấn đề thường căng thẳng ở một góc độ tích cực hơn, chẳng hạn như trong lúc kẹt xe, thay vì tỏ ra nóng vội và bực tức, hãy cho đây là cơ hội để bạn dừng lại một chút và ngắm nhìn hàng cây cổ thụ bên đường hay ngôi nhà có kiến trúc cổ… Bên cạnh đó, cầu toàn là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc trầm cảm như đã nói ở trên, do đó, hãy tự hạ thấp kỳ vọng của mình xuống một chút. Thay vì “hoàn hảo”, bạn cũng có thể hài lòng với “Đủ tốt rồi”.
Chấp nhận với hoàn cảnh: Có những điều diễn ra trong cuộc sống thật sự làm chúng ta đau buồn như người thân qua đời, bệnh hiểm nghèo, hôn nhân đổ vỡ… Cách duy nhất ta có thể làm là chấp nhận chúng mặc dù rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Có những thứ ta có thể điều khiển được nhưng có những thứ ngoài tầm kiểm soát.
Người bệnh có thể sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hàng ngày để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa trầm cảm. Phương pháp này cũng mang lại tác dụng tích cực và an toàn cho người dùng bởi không gây tác dụng phụ. Nổi bật là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang với tác dụng hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, đau đầu, mất ngủ… sẽ giúp cải thiện triệu chứng của người bệnh, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, tùy đáp ứng của từng cơ địa bệnh nhân mà hiệu quả tác dụng của sản phẩm là khác nhau.
Để hiểu thêm về sản phẩm, chúng ta hãy cùng nghe GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
Kim Thần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng "Top100 – sản phẩm tốt nhất cho gia đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016" do "Bộ Lao động – Thương binh và xã hội" trao tặng tháng 7 năm 2016.
Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng