Thuật ngữ bệnh trầm cảm ngày nay không còn quá xa lạ với nhiều người. Triệu chứng điển hình của bệnh thể hiện qua các trạng thái cảm xúc tiêu cực như buồn bã, chán nản, bi quan, tuyệt vọng, tự ti, cô đơn, hay nghĩ về cái chết… Tuy nhiên, ngoài những điều về bệnh trầm cảm đã được đề cập nhiều trong các tài liệu, còn có rất nhiều hình thức biểu hiện khá đa dạng mà ít người biết đến.

 bệnh trầm cảm

Trầm cảm có thể biểu hiện ở rất nhiều hình thức khác nhau

Một số hình thức khác của bệnh trầm cảm

Trầm cảm theo mùa (SAD) – theo các nhà khoa học, đây là hình thức trầm cảm có thể liên quan đến ánh sáng và độ dài của một ngày. Trầm cảm theo mùa có thể gặp nhiều vào mùa thu và mùa đông, khi mà ngày dường như ngắn hơn, ít ánh sáng hơn. Người trầm cảm loại này thường có tâm trạng tốt hơn khi thời tiết chuyển sang mùa xuân và mùa hè. Ngược lại, một số trường hợp hiếm gặp hơn là người bệnh bị trầm cảm vào mùa xuân hạ và hết bệnh vào mùa thu đông.

Trầm cảm sau sinh – trái ngược với hầu hết mọi người, một số bà mẹ cảm thấy rất bi quan, tuyệt vọng sau khi sinh con, họ thường xuyên cảm thấy sợ hãi, muốn trốn tránh và hay nghĩ đến cái chết. Nếu không nhận biết và hỗ trợ điều trị sớm, trầm cảm sau sinh sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều và có thể kéo dài có khi tới vài năm sau khi sinh.

Rối loạn lưỡng cực (hưng trầm cảm) - một số người có tính khí thất thường, khi vui khi buồn một cách thái quá. Khi ở trạng thái hưng cảm, họ tỏ ra phấn khích cực độ, họ có nhiều ý tưởng, nhiều tham vọng và cố gắng để đạt mục đích đến cùng. Nhưng ngay sau đó, sẽ là những chuỗi ngày rơi vào trầm cảm nặng với các triệu chứng như buồn bã, chán nản, không muốn vận động, chỉ muốn nằm trên giường, họ thậm chí không thể thực hiện những động tác cơ bản nhất.

Cần làm gì khi mắc bệnh trầm cảm?

Bởi bệnh trầm cảm có thể xuất hiện với nhiều hình thức đa dạng, khó nhận biết như vậy nên việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là trang bị thật nhiều những kiến thức, thông tin về bệnh. Khi có những triệu chứng trầm cảm ở thể nhẹ, cần phải cố gắng rèn luyện một lối sống lành mạnh, tham gia nhiều hoạt động xã hội, tránh tự cô lập bản thân, bên cạnh đó cũng cần đảm bảo một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao hàng ngày; có thể tập yoga, thiền để lấy lại cân bằng tinh thần. Đối với trầm cảm sau sinh, người mẹ cần cố gắng tránh xa các yếu tố gây stress và tìm sự giúp đỡ, sẻ chia từ người thân trong gia đình. Ở mức độ trầm cảm nặng hơn, người bệnh cần phải đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Một trong những xu hướng mới trong dự phòng và hỗ trợ điều trị trầm cảm được rất nhiều bác sĩ đã lựa chọn áp dụng cho các bệnh nhân đó là sử dụng các thảo dược thiên nhiên. Các loại thảo dược quý thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị trầm cảm như: hợp hoan bì, ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân,… Hiện nay, các vị thảo dược này đã được kết hợp và bào chế dưới dạng viên nén trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sản phẩm có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu, giúp phòng ngừa, làm giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm.

Năm 2015, Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2015" do "Hội Khoa học Công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam" trao tặng.

kim than khangkim than khang

Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng 

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin sản phẩm cũng như về bệnh trầm cảm, hãy truy cập website Kimthankhang.vn hoặc điện thoại về số hotline 0902207739 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn.

Huỳnh Tú Phong