Trầm cảm – ai nghe cũng thấy quen, nhưng để “chỉ mặt” căn bệnh này một cách rõ ràng nhất thì không phải ai cũng biết. Và đôi khi, bệnh trầm cảm còn bị nhiều người bỏ qua bởi nghĩ rằng “Đấy không phải chuyện của tôi!”

Trên thực tế, trầm cảm là một chứng bệnh của hệ thần kinh, chịu nhiều tác động từ môi trường sống, điều kiện làm việc, yếu tố tâm lý… Và dĩ nhiên, đây không phải là bệnh của riêng giáo sư, bác sĩ, mà là bệnh ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội. Ngày nay, số người mắc bệnh trầm cảm và có nguy cơ mắc bệnh nhiều đến độ nó nghiễm nhiên được gắn mác “căn bệnh thời đại”.

 Bệnh trầm cảm gây khó khăn đến công việc và sinh hoạt hàng ngày

Bệnh trầm cảm gây khó khăn đến công việc và sinh hoạt hàng ngày

Bệnh trầm cảm không đơn thuần là 1 con sư tử, nanh dài móng nhọn, mà nó thiên biến vạn hóa ra nhiều tình huống khác nhau với các triệu chứng điển hình như: buồn chán, mất ngủ, bứt rứt, thiếu hụt năng lượng để làm việc, cảm thấy vô dụng, tệ hơn là nghĩ tới cái chết… Triệu chứng có thể biểu hiện từng lúc nặng nhẹ khác nhau. Nhưng đều “quy về một mối”, đều liên quan chặt chẽ đến chứng suy nhược thần kinh.

Với các triệu chứng tiêu cực trên, nếu để kéo dài, trầm cảm sẽ trở nên một căn bệnh nguy hiểm khiến con người thay đổi cách nhìn đối với thế giới bên ngoài và thấy mọi điều trở nên vô vọng. Ngoài việc gây khó khăn đến công việc và cuộc sống hàng ngày, bệnh trầm cảm còn khiến con người thường xuyên cảm thấy cô đơn, trơ trọi. Cơn trầm cảm nặng có tiêu chuẩn chẩn đoán rất rõ ràng và có cả nguy cơ tự tử.

Duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp phòng ngừa suy nhược thần kinh 

Duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp phòng ngừa suy nhược thần kinh

Ngày nay, có rất nhiều lời khuyên cho việc chữa trị bệnh trầm cảm. Song điều quan trọng khi điều trị là người bệnh cần phải nhớ “trầm cảm là một bệnh và bệnh lý này có thể điều trị được nhưng lại rất dễ tái phát”. Mục tiêu của điều trị bệnh trầm cảm là cải thiện bệnh và tránh sự xuất hiện trở lại của những triệu chứng tiêu cực. Bệnh nhân nên duy trì cuộc sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục đều đặn, giao tiếp với mọi người xung quanh để đẩy lùi suy nhược thần kinh, ngăn chặn chứng trầm cảm.

Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể phòng ngừa bằng lối sống lành mạnh như: dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích… Tích cực giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội để mở rộng mối quan hệ cũng như tránh được trình trạng tâm lý ì, chán nản. Đôi khi chia sẻ với người thân những nỗi buồn, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể và thần kinh) cũng làm cho tâm lý được giải tỏa và thoải mái hơn. Từ đó, sẽ có được cái nhìn lạc quan về cuộc sống, về bản thân.

Ngoài ra, sử dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên để điều trị trầm cảm, cũng là một hướng khả thi. Trên thị trường, hiện nay, điển hình có Kim Thần Khang được đánh giá là an toàn và thân thiện với cơ thể người bệnh. KimThần Khang là sự kết hợp của hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan), một vị thuốc có chức năng chủ yếu là giúp an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu, với các dược liệu thiên nhiên có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh, suy nhược dễ bị kích thích. Giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, lo âu, nghi bệnh, stress. Cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện tình trạng kém ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể. Từ đó góp phần ngăn chặn được chứng trầm cảm một cách hiệu quả, thiết thực nhất.

*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Như chúng ta đã biết, phòng bệnh bao giờ cũng cần thiết và cấp bách hơn chữa bệnh. Điều này lại càng đúng đối với những chứng bệnh về thần kinh. Vì cho dù đi đâu, làm gì thì mấu chốt của thành công luôn nằm ở tinh thần tỉnh táo và sảng khoái.

Để cập nhật những thông tin về bệnh suy nhược thần kinh, xin mời truy cập trang web: https://suynhuocthankinh.co