Khi xã hội với công việc và đủ thứ quan hệ chồng chéo khiến những thú vui như nhâm nhi ly cà phê ngắm phố trở thành điều xa xỉ, những người trẻ với nhiều đam mê đang đối mặt với nguy cơ mắc phải một trong những chứng bệnh hết sức phổ biến: suy nhược thần kinh.  

Phát bệnh vì… thừa việc, thiếu thời gian

Ngày chủ nhật, tôi gọi điện cho cậu bạn, chưa kịp rủ đi nhậu, đã thấy đầu dây kia nói như tàu tốc hành: “Tôi bận quá, khi khác gọi lại ông!”. 

Tệ thật, thời buổi gì mà không có nổi một phút nghe bạn nói nữa. Bữa nhậu hôm đó, qua một anh bạn khác, tôi được biết cái cậu bạn vừa từ chối mình ấy đang phải sống chung với đủ thứ bệnh, từ tiểu đường, huyết áp tới suy nhược thần kinh, dù mới 37 tuổi, nói chung chỉ vì …“tôi bận quá.” 

Bận đến mức ai hỏi con năm nay mấy tuổi cũng ngơ ngẩn một hồi bảo “tôi chả nhớ nữa”. Tôi thương bạn mình hơn là mừng khi nghe nói cậu nhà lầu xe hơi hạng sang chả thiếu thứ gì, chỉ thiếu mỗi thời gian. 


Thời này, vì bận rộn mà người ta mắc đủ thứ bệnh. Tiểu đường, huyết áp cao… trước nay vốn chỉ hỏi thăm người già thì nay trẻ con cũng có thể bị. 

Chứng suy nhược thần kinh hỏi thăm các em học sinh, chỉ vì áp lực thi cử. Còn dân văn phòng lao động trí óc hỏi ra ai cũng ít nhiều “suy nhược”. 60% - 70% số lượt khám bệnh tại các khoa thần kinh và tâm thần bị hội chứng suy nhược thần kinh, với những triệu chứng rất dễ bị coi thường như đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi đầu óc, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung…


Theo bác sỹ CKI Lê Thị Thi: “Suy nhược thần kinh nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sức khỏe “tụt dốc không phanh”, thậm chí kiệt sức khiến người bệnh luôn trong tình trạng bất an, lo lắng cho cuộc sống bản thân và gia đình – một dạng của trầm cảm. 

Trạng thái trầm cảm nếu không được chữa trị sẽ làm cho các triệu chứng nặng thêm, người bệnh rơi vào cảm giác vô dụng, tội lỗi rất dễ dẫn đến tự tử. Các rối loạn ám ảnh khác sẽ dẫn đến nghiện rượu và nghiện thuốc an thần do tự điều trị… Cuối cùng bệnh nhân có nguy cơ mất khả năng lao động và tình trạng này lại làm nặng thêm các diễn tiến trên.”

Để điều trị suy nhược thần kinh, Y học cổ truyền sử dụng hợp hoan bì (vỏ cây Hợp hoan) - cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ, do đó có tên là hợp hoan. Người Nhật Bản gọi cây này “nemu-no-ki” hay “nebu-no-ki”, trong đó “nemu” có nghĩa là ngủ (cách gọi này dựa trên hiện tượng của lá cây cụp lại vào ban đêm).

Để tăng cường tác dụng của hợp hoan bì, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Để tiện cho việc sử dụng của người bệnh, bài thuốc trên đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dụng có tên là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sản phẩm Kim Thần Khang có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, đau nhức mình mẩy, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh, suy nhược dễ bị kích thích; giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, lo âu, nghi bệnh, stress. Sản phẩm có tác dụng cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện tình trạng kém ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể...

*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Để cập nhật những thông tin về bệnh của suy nhược thần kinh, xin mời truy cập trang web: suynhuocthankinh.co

Mi Mi (Nguồn: suynhuocthankinh.co)