Cũng giống như người lớn, trẻ nào cũng có điều khiến chúng lo lắng nhưng đôi khi nỗi lo lắng ở trẻ vượt quá giới hạn, từ những lo lắng thường ngày trở thành chứng rối loạn cản trở những việc trẻ phải làm, thậm chí làm trẻ cảm thấy e sợ cuộc sống.
- Có phải hầu như ngày nào trẻ cũng thấy lo lắng hay có biểu hiện lo sợ, hay biểu hiện đó diễn ra trong nhiều tuần liên tục.
- Trẻ có bị mất ngủ ban đêm? Cha mẹ có nhận thấy trẻ hay buồn ngủ hay mệt mỏi bất thường vào ban ngày?
- Trẻ có khó tập trung?
- Trẻ có đột nhiên dễ cáu giận hay buồn phiền?
Có một số loại rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng tới trẻ. Những loại phổ biến nhất bao gồm:
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)
Trẻ bị GAD thường lo âu quá mức về nhiều điều: học hành, an toàn và sức khỏe bản thân, sức khỏe các thành viên trong gia đinh và bạn bè, tiền bạc và an toàn gia đình…. Trẻ có thể luôn tưởng tượng ra điều xấu nhất có thể xảy ra.
Trẻ bị GAD có thể có những triệu chứng cơ thể do những lo lắng này như đau đầu và đau bụng. Trẻ có thể tự cô lập bản thân, tránh đi học và gặp bạn bè bởi trẻ bị những lo âu lấn át.
Rối loạn hoảng sợ
Cơn hoảng hốt là một khoảng lo lắng diễn ra đột ngột, mãnh liệt mà không có lí do từ bên ngoài. Tim đập mạnh, và trẻ cảm thấy khó thở. Trẻ thậm chí có thể run rẩy, thấy choáng váng hay tê cứng.
Khi trẻ bị từ 2 cơn hốt hoảng như trên xảy ra, và trẻ luôn lo lắng rằng sẽ lại bị lại, trẻ có thể được coi là bị rối loạn hoảng sợ.
Rối loạn lo âu phân ly
Mọi trẻ đều bị một mức độ rối loạn lo âu phân ly ở mức riêng. Đây là một giai đoạn phát triển bình thường ở trẻ nhỏ và trẻ đang tập đi. Ngay cả trẻ lớn cũng có thể đôi lúc dính với cha mẹ hay người chăm sóc, đặc biệt là ở những hoàn cảnh mới.
Nhưng trẻ lớn mà hay lo lắng khi rời cha mẹ hay người thân, lại khó trấn tĩnh sau khi tạm biệt hay tỏ ra vô cùng nhớ nhà và lo lắng khi xa nhà để đi học, đi cắm trại… có thể bị rối loạn lo âu phân ly.
Theo WebMD