Phụ nữ là đối tượng có tinh thần, nhận thức và cảm xúc nhạy cảm với cuộc sống xung quanh. Chính điều này khiến họ dễ mắc các bệnh về tâm thần như trầm cảm, lo lắng... hơn nam giới.

 

Ảnh minh họa

Nếu ở nam giới, tỷ lệ mắc chứng trầm cảm là 10% thì con số này ở phụ nữ lên đến 20%. Các tiêu chí để chẩn đoán trầm cảm giống nhau ở cả hai giới, tuy nhiên, trên thực tế, các biểu hiện của trầm cảm ở phụ nữ thường nhiều hơn. Nguyên nhân của sự khác biệt vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nó có thể liên quan đến nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ. Dưới đây là một số lý do tại sao phụ nữ bị ảnh hưởng bởi trầm cảm nặng nề hơn nam giới:

Tổn thương di truyền

Gia đình có tiền sử suy nhược thần kinh, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, khi kết hợp với căng thẳng trong cuộc sống, đặc biệt là các sự kiện xảy ra khi còn thơ ấu (bị lạm dụng tình dục hay ngược đãi), có thể góp phần tăng khả năng xảy ra trầm cảm ở phụ nữ.

Tuổi mới lớn

Trước khi dậy thì, sự khác nhau về giới tính không ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc trầm cảm. Thậm chí, các chứng rối loạn tâm lý tác động đến nam và nữ là ngang bằng nhau. Nhưng sau khi dậy thì, sự khác biệt xuất hiện, ở độ tuổi từ 16 đến 20, bé gái bắt đầu có nguy cơ bị trầm cảm gấp đôi bé trai.

Mang thai

Quá trình mang thai có thể là một “chất xúc tác” khiến chứng trầm cảm nghiêm trọng hơn ở phụ nữ. Sự thay đổi hormone bất thường trong và sau khi mang thai làm mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh được khởi phát từ não bộ. Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến thai nghén, có thai ngoài ý muốn hay sảy thai cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Đặc biệt, sau khi sinh, áp lực từ việc nuôi và chăm sóc em bé có thể khiến bà mẹ cảm thấy quá sức chịu đựng.

 

Quá trình mang thai có thể là một “chất xúc tác” cho chứng trầm cảm nghiêm trọng ở phụ nữ. (Ảnh minh họa)

 

Giai đoạn tiền mãn kinh

Quá trình tăng và giảm dần hormone sinh sản diễn ra ở giai đoạn tiền mãn kinh có thể góp phần dẫn đến trầm cảm. Giai đoạn này mang tới sự thay đổi cả về thể chất lẫn tâm lý, ảnh hưởng đến tâm trạng của người phụ nữ.

Tác động từ môi trường

Phải đảm nhận cùng một lúc quá nhiều vai trò vô hình chung khiến người phụ nữ chịu áp lực hơn, làm tăng nguy cơ stress, lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm.

Trước rất nhiều nguyên nhân khiến cho phụ nữ trở thành “nạn nhân” dễ bị chứng trầm cảm “tấn công”, vậy đâu là giải pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất?

Hiện nay, để đối phó với chứng trầm cảm, nhiều người tin dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên. Trong đó, điển hình như thực phẩm chức năng Kim Thần Khang được đánh giá là an toàn và thân thiện với cơ thể người bệnh. Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) một vị thuốc an thần kinh, giải trầm uất giúp tinh thần vui vẻ, hoan hỉ (do đó có tên gọi là hợp hoan) “happy tree”, tăng cường lưu thông máu, phối hợp cùng các dược liệu thiên nhiên khác giúp dưỡng tâm, hành khí, giải uất, phá ứ, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy nhược thần kinh. Kim Thần Khang góp phần cải thiện triệu chứng trầm cảm, đau đầu, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực do suy nhược thần kinh, giúp chị em có một tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống.  

 *Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Năm 2014, Kim Thần Khang đã vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Truy cập trang web: https://suynhuocthankinh.co để biết thêm thông tin.