Bệnh Tâm căn suy nhược (TCSN), hay còn gọi là bệnh Suy nhược thần kính (SNTK), là một loại bệnh phổ biến hiện nay mà nhiều người gọi nó là căn bệnh của thời đại vì xu hướng toàn cầu hóa, có nhiều mặt tích cực nhưng cũng không tránh khỏi yếu tố tiêu cực, như người ta lo toan tính toán mất quá nhiều thời gian vào công việc để làm sao kiếm nhiều tiền, rất ít thời gian để nghỉ ngơi giải trí, mất đi sự thanh nhàn cộng thêm có quá nhiều sang chấn tâm lý(Strees), đó là mảnh đất rất màu mỡ để cho bệnh phát sinh, phát triển.

Bệnh TCSN theo bảng phân loại bệnh quốc tế ICD10 mang mã sồ F48.0 gọi là bệnh Tâm căn suy nhược, do đó nó là một bệnh chứ không phải là hội chứng hay triệu chứng của một bệnh nào đó, tuy nhiên ở nhiều nước bệnh TCSN không được dùng phô biến coi như một mục chẩn đoán, nhiều trường hợp được chẩn đoán như vậy trong quá khứ có thể thỏa mãn các tiêu chuẩn hiện nay của rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Trong bảng phân loại quốc tế ICD10 cũng nêu rõ muốn chẩn đoán bệnh TCSN phải cố gắng loại trừ một bệnh trầm cảm hoặc một rối loạn lo âu.

kim thần khang - suy nhược thần kinh (Ảnh minh họa)

Ảnh minh họa.

Bệnh TCSN mà trước đây trong y văn gọi là bệnh SNTK (Neurasthenia), hiện nay một số thày thuốc vẫn dùng nhất là ngoài chuyên ngành Tâm thần, bệnh TCSN là một loại bệnh Tâm thần do căn nguyên sang chấn tâm lý (Stress) gây ra với bộ ba triệu chứng hay găp là đau đâu, mất ngủ, kích thích suy nhược, và các triệu chứng cơ thể vô cùng đa dạng như tức ngực, khó thở đau cột sống, tê tay chân, giảm tình dục…, đây là bệnh rối loạn chức năng chưa có tổn thương thực thể. Tuy nhiên, hiện nay người ta đã khẳng định rằng, các rối loạn chức năng này nếu không sớm được khắc phục và điều trị sẽ dẫn đến tổn thương thực thể.

Ở đây chúng ta phải phân biệt bệnh TCSN với Hội chứng suy nhược, hoặc Hội chứng suy nhược  thần  kinh ở chỗ, khi đã chẩn đoán bệnh TCSN thì phải có sang chấn tâm lý (Stress), còn khi có bộ ba triệu chứng kể trên, nhưng không tìm thấy căn nguyên tâm lý thì chẩn đoán là hai hội chứng suy nhược hoặc  hội chứng SNTK, có thể có bệnh cơ thể kèm theo (như cao huyết áp, đái tháo đường) hoặc không có bệnh cơ thể nào đi kèm.

Nói vậy, đó là mặt lý thuyết, song trong thực tế nhiều khi lại rất khó khăn, đòi hỏi sự hòa hợp, sự tin tưởng, sự cảm thông… giữa thày thuốc và bệnh nhân thì chẩn đoán và điều trị mới mang lại kết quả cao. Vì ai cũng biết,  trừ một số sang chấn có thể khai thác dễ dàng (như người thân mất, cháy nhà mất của…), con lai ho thường dấu kín không cho thay thuốc biết, nhất là lại động chạm tới vấn đề tế nhị nhậy cảm (như tham vọng cá nhân, chuyện vợ chồng, con cái hư hỏng …).

Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là trình độ chuyên môn của thày thuốc, thày thuôc phải am hiểu kiến thức trong nhiều lĩnh vực chuyên khoa đặc biệt là Tâm thần, phải thăm khám bệnh kỹ càng toàn thân bệnh nhân để loại trừ bệnh cơ thể đi kèm… song song với khai thác sang chấn tâm lý.

 Việc phân biệt giữa bệnh KTSN(F48.0) với các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến Stress và bệnh tâm thần dạng cơ thể từ F40 đến F45 và F48 theo phân loại bệnh quốc tế ICD10  là khó khăn, phức tạp,đặc biệt là Trầm cảm và lo âu là những vấn đề rất lớn và thời sự.

Cuối cùng việc điều trị cho bệnh nhân, cơ bản phải dùng Liệu pháp tâm lý giải thích hợp lý cho bệnh nhân, loại trừ sang chấn tâm lý phôi hơp vói dùng thuốc Tây y ( như Seduxen để trấn tĩnh và giải lo âu, suy nhược dùng Arcalion …) và Đông y (dùng lá vong, tâm sen, long nhãn), nhưng kết quả còn nhiều hạn chế, có khi còn tai hại như Seduxen dùng lâu gây nghiện, ngoài ra còn các phương pháp hỗ trợ khác như châm cứu bấm huyệt, xoa bóp, khí công…

 Qua bài viết này chúng tôi mong rằng các bạn đọc có thể phần nào hiểu thêm bệnh KTSN và cố gắng tìm cách tránh bớt những kích thích dạng tress có thể gây sang chấn tâm lý. Tránh được tress đồng nghĩa với việc bảo vệ và phòng ngừa bệnh này.

Chuyên gia Ngô Quang Trúc &  Hoàng Sầm