Tinh thần và vật chất giống như con gà và quả trứng – và đau đớn, cả về tinh thần và thể chất, cũng không khác biệt. Các trị liệu viên và các khoa học gia từ lâu đã biết rằng các yếu tố tinh thần và những triệu chứng vật lý là có sự gắn bó chặt chẽ.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychosomatic Medicine vào năm 2004 đã phát hiện rằng 2/3 số bệnh nhân đang được trị liệu chứng suy nhược tinh thần đồng thời có cả đau thể chất như là thường xuyên đau đầu, đau lưng, đau khớp và đau bụng.
“Đau đớn thể chất và suy sụp tinh thần có sự liên hệ về mặt sinh học sâu sắc hơn là nguyên nhân và hậu quả đơn giản; những đơn vị thần kinh gây ảnh hưởng đến cả đau đớn và tâm trạng là serotonin và norepinephrine”, theo một báo cáo năm 2004 của National Institutes of Health. “Hoạt động bất thường tại các đơn vị này có mối liên hệ với cả suy nhược tinh thần và đau nhức”.
Trong khi những trục trặc trong các đơn vị thần kinh đóng vai trò quan trọng đối với cả suy nhược và đau nhức, đó vẫn chưa phải là tất cả.
Từ thập niên1950, các bác sỹ và các công ty dược phẩm đã mời chào những loại thuốc chống suy nhược như là một phương thức tất yếu để điều trị chứng suy nhược tinh thần và một số trường hợp đau nhức. Trong quá trình trị liệu, bệnh nhân bắt buộc phải gánh chịu những hiệu ứng phụ đi kèm với những loại thuốc này trong khi những công ty dược phẩm thì thu được lợi nhuận từ việc bán được nhiều thuốc. Hiện nay, bệnh nhân và các trung tâm chăm sóc sức khoẻ đang chuyển sang một hình thức khác, bền vững và có tính trực giác hơn khi nhận định các yếu tố tâm lý gây nên hiệu ứng kép đau nhức và suy nhược.
Tính hợp nhất
Trong 5000 năm, nền y học Trung hoa xem thân thể người như một chỉnh thể. Triết lý cơ bản là một thân thể người tồn tại đồng thời các cung bậc về tinh thần, cảm xúc và thể chất, và không thể hiểu rõ được bất kỳ một khía cạnh nào của sức khoẻ con người mà không xét đến các khía cạnh khác. Hơn nữa, con người không thể sống trong chân không; họ cũng có cộng đồng và là một phần của vũ trụ. Do đó, khi hiểu biết đầy đủ, y học Trung hoa chứa đựng nhiều học thuyết từ nhiều lĩnh vực mà ngày nay đã bị chuyên môn hoá và tách biệt ra.
Y học Trung hoa tin rằng những triệu chứng về thể chất có nguyên nhân căn bản từ trạng thái tinh thần và cảm xúc, biểu hiện qua sự ứ tắc khí, có thể tạm dịch là “năng lượng sống”. Cũng vậy, vì khí là chất truyền dẫn cho mọi chức năng của con người, trục trặc về tinh thần, cảm xúc và thể chất có thể được điều trị thông qua việc điều hòa khí. Dựa trên nguyên lý này có nhiều phương pháp chữa bệnh cổ truyền Trung hoa như là châm cứu, thảo dược và khí công, chỉ là tên của một số phương thức thông dụng đối với người phương Tây.
Theo bác sỹ Dương Cảnh Đoản, một bác sỹ Trung y và tâm lý trị liệu tại bệnh viện Đại học Thomas Jefferson ở Philadelphia, thiếu dương khí hoặc thừa âm khí thường có biểu hiện là suy nhược tinh thần. Cùng một sự mất cân bằng khí sẽ có ảnh hưởng đến những hoạt động chức năng khác nhau và được biểu thị bởi sự đau đớn.
Y học hiện đại đang tiến gần đến những hiểu biết tương tự về mối tương quan phức tạp này. Tạp chí The Scandinavian Journal of Pain trong năm 2011 đã thử giải thích mối liên hệ này theo cách sau:
“Trước tiên, bi quan hoá đóng vai trò trung tâm trong những trường hợp vừa đau nhức vừa suy nhược và do đó có thể tạo thành một kết nối quan trọng giữa chúng,” các khoa học gia viết.“Thứ hai, trong cả đau nhức và suy nhược điều quan trọng là sự tiết chế cảm xúc bởi vì chúng có thể được xem như những yếu tố tạo áp lực cảm xúc chủ yếu.”
Điều trị kép
Đau nhức và suy nhược thông thường đi cùng nhau - đôi khi cùng một chấn thương dẫn đến cả hai, và cả hai điều kiện làm trầm trọng hoá lẫn nhau.
Đau thần kinh, trái ngược với những chứng đau cơ và đau khớp thông thường, xuất phát từ những hoạt động bất thường trong hệ thống thần kinh trung ương hoặc ngoại biên. Cơn đau tạo nên sự mất cân đối của dòng điện truyền trong các dây thần kinh, và người mắc các chứng thần kinh mãn tính như là triệu chứng đau vùng phức hợp (CRPS) xem động chạm bình thường hoặc hơi nóng vô cùng nhẹ là một sự đau đớn.
Châm cứu làm giải toả những sự ứ tắc khí gây ra đau đớn và nếu được vận dụng hợp lý có thể làm giảm sự nhạy cảm cùng với đau thần kinh. Được dùng như là một liệu pháp hỗ trợ cho các phương thức thông thường, nó có thể làm tăng tỷ lệ hồi phục đồng thời làm giảm áp lực. Bởi vì nó dựa trên sự vận chuyển khí của con người, và khí điều hoà cảm xúc, châm cứu hiệu quả cũng làm tăng cảm hứng.
Một cách điều trị khác tác động lên cả thân thể và não bộ là tiêm chất ketamine. Ketamine là một loại thuốc gây mê, nếu được vận dụng bởi một bác sỹ vật lý trị liệu hoặc bác sỹ gây mê lành nghề, tác động lên hệ thần kinh làm ức chế các tín hiệu đau đớn vượt mức. “Nó ngăn chặn việc truyền tín hiệu đau từ thân thể về tuỷ sống và về não bộ, và cho hệ thần kinh một cơ hội để khởi động lại”, theo tiến sỹ Glen Z. Brooks, một bác sỹ gây mê tại New York đề xuất liệu pháp ketamine.
Trong những trường hợp suy nhược thần kinh, ketamine kích thích sự phân bào và để cho não bộ tự điều chỉnh, đẩy lùi những nguyên nhân thuộc về cấu trúc của suy nhược thần kinh, theo như Brooks.
Liều lượng ketamine và kế hoạch điều trị cho bệnh nhân suy nhược và bệnh nhân đau nhức là khác nhau, và phải tương thích với trọng lượng cơ thể và do đó nên được xem như là những liệu pháp riêng biệt, nhưng những bệnh nhân có những điều kiện liên quan thường nhận thấy những sự cải thiện trong các triệu chứng.
Truy cập trang web: https://suynhuocthankinh.co để biết thêm thông tin.