Những người thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, nhiều áp lực thì suy nhược thần kinh là điều khó tránh khỏi. Thời gian nghỉ ngơi bị hạn chế, con người càng cảm thấy mệt mỏi hơn. Nếu không được điều trị, chứng bệnh này sẽ trở thành mạn tính, gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tâm thần, chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh. Bình thường, khi mệt mỏi, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là có thể hồi phục. Nhưng mệt mỏi do suy nhược thần kinh khó xác định được nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi thể lực, đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, suy nghĩ tạp loạn. Khi tình trạng mệt mỏi diễn biến quá lâu mà không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển thành mạn tính.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính (hay còn gọi là mệt mỏi kinh niên) không lây lan, được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1980. Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), mệt mỏi mạn tính hiện đang ảnh hưởng đến nửa triệu người dân Mỹ. Tình trạng này tác động tiêu cực đến học hành, làm việc, hoạt động vui chơi giải trí, gây ra các bệnh về thể chất và tâm lý có thể kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

 Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tình trạng mệt mỏi do suy nhược thần kinh tiến triển từ từ, đến khi bệnh nặng sẽ có cảm giác như bất lực hoàn toàn, tâm lý chán nản vô cùng. Đi kèm theo là những triệu chứng như: đau đầu, đau mỏi các cơ bắp, cơ thể yếu ớt, ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ, khó tập trung tinh thần, trí nhớ suy giảm…

Trong phòng ngừa và điều trị suy nhược thần kinh, người bệnh có thể dùng thuốc để giảm triệu chứng, kết hợp với việc duy trì sinh hoạt hợp lý. Một số loại thuốc an thần hoặc chống trầm cảm có thể làm dịu và cải thiện khí sắc của người bệnh, giúp giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, những phản ứng phụ và khả năng tái phát bệnh là khó tránh khỏi. Vì vậy, phương pháp điều trị an toàn và lâu dài được xem là giải pháp mới cho những bệnh nhân mắc phải tình trạng mệt mỏi mạn tính do suy nhược thần kinh hiện nay.

 Vỏ cây hợp hoan (hợp hoan bì) đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm.

Vỏ cây hợp hoan (hợp hoan bì) đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm.

Để điều trị suy nhược thần kinh nói chung và tình trạng mệt mỏi mạn tính nói riêng, Y học cổ truyền đã sử dụng hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) - cây thuốc quý giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ. Ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng nhiều thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ, tăng cường lưu thông máu. Để tiện cho việc sử dụng của người bệnh, bài thuốc trên đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dụng có tên là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.

Sản phẩm Kim Thần Khang giúp an thần kinh, cải thiện triệu chứng của suy nhược thần kinh như: mệt mỏi, đau đầu, đau nhức mình mẩy, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực,…; giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, lo âu, nghi bệnh, stress. Tại Hội thảo khoa học “Cập nhật chẩn đoán và xử trí suy nhược thần kinh”, các giáo sư, bác sĩ đánh giá sản phẩm này có tác dụng cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện tình trạng mệt mỏi mạn tính, kém ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể...

Để đảm bảo sức khỏe tốt cho hệ thần kinh và cải thiện tình trạng mệt mỏi, bên cạnh việc sử dụng Kim Thần Khang, người bệnh cần duy trì cuộc sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục, thể thao, nghỉ ngơi điều độ.

*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Lưu ý cho bệnh nhân suy nhược thần kinh:

  1. 1.     Chế độ dinh dưỡng:

-         Nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và lượng calo trong ngày, bổ sung khoáng chất, vitamin, ăn thực phẩm giàu magie (rau mùng tơi, rau muống, hạt bí, hạnh nhân); dùng thức ăn cung cấp tryptophan giúp an thần (chuối, đậu phộng, hạt sen, thịt gà…).

-         Không nên sử dụng thức ăn có nhiều chất béo; không dùng chất kích thích, đồ ăn cay nóng, vitamin C, đường tinh chế, muối vào buổi tối.

  1. 2.     Chế độ sinh hoạt:

-         Ngủ đều đặn và đúng giờ. Với người suy nhược, ngủ 8-9h/ ngày là hợp lý.

-         Thể dục - Thể thao: Vận động vào sáng sớm giúp thư giãn thần kinh, kết hợp những môn thể thao nhẹ như bơi, cầu lông, tennis,…

-         Tránh áp lực công việc, phân bố thời gian học tập, lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

  1. Dùng sản phẩm Kim Thần Khang:

-         Hỗ trợ điều trị, Nâng cao sức khỏe, phòng ngừa suy nhược thần kinh


Truy cập trang web:
https://suynhuocthankinh.co để biết thêm thông tin.