Khi nói đến tuổi thanh thiếu niên, hầu hết ai cũng nghĩ đây là tuổi ăn, tuổi ngủ. Tuy nhiên, thực tế, nhiều trẻ thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên. Vậy cách nào giúp trẻ vị thành niên phòng tránh tình trạng mất ngủ?

Chứng mất ngủ là tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc xảy ra ít nhất 4 lần/tuần trong một tháng hoặc lâu hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng thay đổi hormon có thể đóng vai trò trong các rối loạn giấc ngủ ở một số em gái và kinh nguyệt có liên quan đặc biệt tới việc khó ngủ ngon và ngủ sâu. Các dạng mất ngủ này thường do nguyên nhân sinh lý, trong khi khó ngủ lại thường liên quan đến stress.

 

Ảnh minh họa

Mặc dù ngủ kém ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và có liên quan với sức khỏe cảm xúc và thể chất kém, song các nghiên cứu dịch tễ ở trẻ vị thành niên còn hạn chế và đây là nghiên cứu đầu tiên về chứng mất ngủ. Các tác giả cho biết sinh lý là một trong 2 lý do tại sao kinh nguyệt có liên quan tới mất ngủ, lý do còn lại là thay đổi thể chất ở tuổi dậy thì tạo ra “áp lực xã hội” góp phần gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Trong số trẻ vị thành niên trong nghiên cứu bị mất ngủ, 88% tiếp tục có vấn đề về giấc ngủ có nghĩa đây là vấn đề lâu dài đối với nhiều thanh thiếu niên.

Như vậy, mất ngủ là một vấn đề mạn tính hay gặp ở trẻ vị thành niên và căn cứ vào các hậu quả của thiếu ngủ ở thanh thiếu niên như kém minh mẫn, thành tích học tập kém, thậm chí sức khỏe thể chất; tinh thần kém thì việc phòng ngừa và điều trị cần được ưu tiên. Các liệu pháp hiện tại để điều trị mất ngủ bao gồm thay đổi lối sống để khuyến khích việc ngủ như đi ngủ và dậy đúng giờ, liệu pháp nhận thức hành vi và dùng thuốc ngủ.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở thanh thiếu niên

Chúng ta vẫn nghĩ rằng ở độ tuổi dậy thì của cả nam và nữ, các em thường ăn không biết no, ngủ không biết chán. Tuy nhiên, nếu các em thường xuyên làm những việc sau, các em sẽ rơi vào tình trạng mất ngủ triền miền. Điều đó sẽ làm các em mệt mỏi, chán ăn và tất nhiên kết quả học tập sa sút.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến thanh thiếu niên dễ mất ngủ:

- Ngồi nhiều giờ đồng hồ trước máy vi tính hoặc trò chơi điện tử mỗi ngày.

- Uống quá nhiều nước ngọt có ga hoặc cà phê vào buổi tối.

- Thường xuyên lo lắng về bài vở cho ngày hôm sau.

- Gặp những vướng mắc về tình cảm….

Nếu các em mất ngủ trong nhiều tuần liên tiếp, điều đó không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất của các em, mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh thần. Mất ngủ triền miên có thể làm các em rơi vào tình trạng ủ rũ, lo lắng, thậm chí dẫn đến trầm uất.

Nếu đi kèm với sự mất ngủ, các em còn có triệu chứng xanh xao, rất có thể các em đã bị thiếu máu nghiêm trọng. Trong trường hợp này, gia đình cần cho các em đi khám bác sỹ.

Bí quyết giúp thanh thiếu niên tránh mất ngủ

Nếu cảm thấy con mình có vấn đề trong giấc ngủ đêm và khó dậy vào buổi sáng, hãy đưa trẻ tới trung tâm tư vấn hoặc áp dụng cách sau:

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngủ đúng giờ.

- Giúp trẻ học cách thư giãn và biết những dấu hiệu nào cho thấy cần đi ngủ ngay. Khuyến khích trẻ tưởng tượng và sáng tạo trong kỹ thuật thư giãn, biết cách xếp các vấn đề lo lắng, cần suy nghĩ sang một bên để có thể ngủ dễ dàng.

- Tắt tất cả các thiết bị điện tử, kể cả điện thoại 1 giờ trước khi đi ngủ.

- Không cho trẻ uống các đồ uống chứa cafein vào buồi chiều và tối.

- Khuyến khích trẻ thường xuyên luyện tập, đặc biệt là tập ngoài trời vào buổi sáng. 

- Mặc dù lứa tuổi thanh thiếu niên thường thích ngủ nướng vào cuối tuần nhưng không nên để trẻ ngủ quá 2 tiếng so với ngày thường. 

- Tạo bình mình cho trẻ bằng cách mở cửa, kéo rèm hoặc bật đèn trước khi trẻ dậy.

- Hãy cảnh báo cho trẻ về nguy hiểm khi đi xe xe trong tình trạng buồn ngủ.

Chế độ ăn đối với giấc ngủ

Việc thay đổi chế độ ăn, ăn nhiều chất bột, axit amin, tryptophan cũng giúp cho ngủ tốt. Một nghiên cứu cho thấy trẻ em dùng nhiều tryptophan thì giấc ngủ êm dịu (đồng thì) đến sớm hơn 20 phút, giấc ngủ hoạt động (đảo ngược) sớm hơn 14 phút, nhưng tổng thời lượng ngủ không thay đổi. Nên cho con trẻ ăn nhiều tryptophan để chúng không bị ngủ dài hơn. Chất bột và axit amin ở người lớn có khác nhau về giới và tuổi nhưng ở trẻ em chưa có tài liệu nào nêu rõ. Không nên dùng nhiều đường vì chất này sẽ làm trẻ em quá hiếu động.

Nhiều trẻ hay mất ngủ vì lo điểm, lo thành tích các mặt trong lớp. Nếu quá lo, không ngủ ngon, trẻ cũng dễ bị mất ngủ. Ở tuổi đi học, rối loạn giấc ngủ thường là do thiếu ngủ mạn tính. Thuốc chỉ có tác dụng ngắn hạn và tạm thời. Về lâu dài, cần xây dựng cho con thói quen ngủ tốt.

Để điều trị chứng bệnh mất ngủ do suy nhược thần kinh, Y học cổ truyền sử dụng hợp hoan bì (vỏ cây Hợp hoan) - cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ, do đó có tên là hợp hoan. Người Nhật Bản gọi cây này “nemu-no-ki” hay “nebu-no-ki”, trong đó “nemu” có nghĩa là ngủ (cách gọi này dựa trên hiện tượng của lá cây cụp lại vào ban đêm).

Để tăng cường tác dụng của hợp hoan bì, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Để tiện cho việc sử dụng của người bệnh, bài thuốc trên đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dụng có tên là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sản phẩm Kim Thần Khang có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, đau nhức mình mẩy, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh, suy nhược dễ bị kích thích; giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, lo âu, nghi bệnh, stress. Sản phẩm có tác dụng cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện tình trạng kém ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể...

*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Để cập nhật những thông tin về bệnh của suy nhược thần kinh, xin mời truy cập trang web: suynhuocthankinh.co