Mat ngu là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc không thể duy trì được giấc ngủ qua đêm, hay nói đơn giản hơn là không có được giấc ngủ đầy đủ.
Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020, số người trên 60 tuổi sẽ tăng thêm 75% so với hiện nay, như vậy rõ ràng đây là vấn đề rất nghiêm trọng, đòi hỏi ngành y tế phải có chiến lược đánh giá và kiểm soát chứng mất ngủ ở người cao tuổi một cách hiệu quả.
Các nguyên nhân gây mất ngủ
a. Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Tuổi cao thường đi kèm với tăng nguy cơ mắc các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát, phổ biến nhất là hiện tượng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì), hoặc các hiện tượng chân tay cử động một cách tự động về đêm làm người cao tuổi bị thức giấc.
b. Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Ðau là nguyên nhân nổi bật gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nguyên nhân gây đau phổ biến nhất ở những người cao tuổi là các bệnh cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương…, có đặc điểm là đau tăng lên về nửa đêm gần sáng, làm cho bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Các bệnh lý khác bao gồm bệnh thiếu máu cơ tim gây đau ngực, hiện tượng hay tiểu đêm (ví dụ do u xơ tiền liệt tuyến, do bệnh đái tháo đường), hoặc khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen phế quản)…
c. Các bệnh lý tâm thần kinh: Do công việc căng thẳng nên tình trạng mệt mỏi. lo âu, stress diễn ra liên miên với đấng mày râu tuổi 25-45. Khi phải đối mặt với suy thoái kinh tế và khó khăn trong công việc khiến giấc ngủ đang xa rời đáng mày râu.
d. Do thuốc: Một số người không hiểu về thuốc ngủ mà lạm dụng quá múc cho phép cũng như kéo dài thời gian sử dụng mà không biết rằng lâu ngày thuốc ngủ sẽ gây nhờn thuốc và khiến người bệnh khó có biện pháp khắc phục. Cần chú ý là có một số thuốc mà nhiều người vẫn coi là thuốc ngủ và được dùng để cải thiện mất ngủ như Benzodiazepine (Seduxen)… lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ khiến họ ngủ nhiều hơn vào ban ngày, hậu quả là người bệnh càng ít ngủ hơn vào ban đêm. Ngoài ra, một số chất tuy không hẳn là thuốc nhưng mọi người lại hay dùng và rất dễ gây mất ngủ như rượu, caffeine (có trong chè, cà phê), nicotine (có trong thuốc lá).
Làm thế nào để có giấc ngủ tốt?
Các biện pháp không dùng thuốc được khuyến khích áp dụng cho tất cả những người bị bệnh mất ngủ, nhất là những trường hợp bị mất ngủ do các rối loạn tâm lý kéo dài. Mục đích là xóa bỏ hoặc làm giảm các yếu tố góp phần gây mất ngủ, bao gồm từ việc hướng dẫn về giấc ngủ, thực hiện lời khuyên về “vệ sinh giấc ngủ” cho tới tập các kỹ năng thư giãn… Một số lời khuyên giúp cải thiện vệ sinh giấc ngủ là:
- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ…
- Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ.
- Nên tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối.
- Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều.
- Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.
- Phải học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần.
Chữa bệnh mất ngủ, khó ngủ, giảm lo âu bằng thảo dược
Nhờ khoa học phát triển, kết hợp với các bài thuốc dân gian các nhà nghiên cứu đã tìm ra các sản phẩm thảo dược chống mất ngủ, khó ngủ, giảm lo âu. Hợp hoan bì là một vị thuốc quý điển hình được sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng suy nhược thần kinh trong Y học cổ truyền. Vị thuốc này chính là vỏ khô của cây Hợp hoan (hay còn gọi là mai dương, cây lụa,…)-cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ, do đó có tên là hợp hoan (Tree of Happiness). Mùa hè và mùa thu là hai mùa tốt nhất để tước vỏ từ trên cây, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, cắt thành nhiều phần dùng làm thuốc.
Ảnh minh họa.
Hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm và can. Chức năng chủ yếu là giúp an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu. Do vậy, được dùng chủ yếu trong các trường hợp suy nhược thần kinh, trầm cảm, mất ngủ, đau nhức xương khớp, sưng đau. Tác dụng chữa mất ngủ của vị thuốc đầu tiên được phát hiện bởi người xưa, người ta đã quan sát một hiện tượng lạ - lá của cây hợp hoan mở rộng vào ban ngày và cụp lại vào ban đêm. Người Nhật Bản gọi cây hợp hoan là “nemu-no-ki” hay “nebu-no-ki”, trong đó “nemu” có nghĩa là ngủ (cách gọi này dựa trên hiện tượng của cây vào ban đêm). Từ thực tế đó, nhiều nhà thực vật cổ đã suy đoán rằng cây này có tác dụng chữa khỏi các chứng rối loạn giấc ngủ. Trong dân gian, để chứng bất an, mất ngủ, do suy nhược thần kinh, người ta dùng hợp hoan bì sắc uống với bá tử nhân, toan táo nhân, mỗi loại 10g cho kết quả rất tốt.
Để tăng cường tác dụng của hợp hoan bì, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Để tiện cho việc sử dụng của người bệnh, bài thuốc trên đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dụng có tên là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sản phẩm, Kim Thần Khang có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, đau nhức mình mẩy, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh, suy nhược dễ bị kích thích; giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, lo âu, nghi bệnh, stress. Sản phẩm có tác dụng cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện tình trạng kém ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể...
*Tùy vào cơ địa mỗi người mà có tác dụng khác nhau
Để cập nhật những thông tin về bệnh của suy nhược thần kinh, xin mời truy cập trang web: suynhuocthankinh.co
Mi Mi