Hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS) là căn bệnh không lây lan được phát hiện lần đầu tiên như là một căn bệnh thể chất vào những năm 1980 và hiện là căn bệnh đang gây ra nhiều tranh cãi.
Hiện nay, khi số người được chẩn đoán mắc bệnh này đang tăng lên, vẫn còn nhiều người trong và ngành y khoa hoài nghi về sự tồn tại của nó hay vẫn còn cho đó là căn bệnh thuộc về tâm lý. Nhưng các cuộc nghiên cứu kéo dài trong nhiều năm đã xác định CFS là một căn bệnh thuộc về thể chất, có điều hiện nó vẫn chưa được nhận thức đầy đủ. Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), căn bệnh này hiện đang ảnh hưởng đến nửa triệu người dân Mỹ.
Các dấu hiệu của CFS được xem như triệu chứng bệnh như: mệt mỏi không thể cưỡng lại, cơ thể yếu ớt khiến cho người bệnh rất khó khăn trong thực hiện các công việc và hoạt động hàng ngày như thức dậy, thay quần áo, ăn uống…
Ảnh minh họa.
Sự mệt mỏi này không hề được cải thiện tốt hơn mặc dù bệnh nhân đã được nghỉ ngơi trên giường. Nó ảnh hưởng mạnh đến chuyện học hành, làm việc và các hoạt động vui chơi giải trí khác, gây ra các bệnh về thể chất và tâm lý khác có thể kéo dài trong nhiều tháng hay thậm chí là nhiều năm.
CFS thường xảy ra ở giới nữ nhiều hơn so với nam và ảnh hưởng đến tất cả các nhóm chủng tộc và dân tộc. Hầu hết những người mắc bệnh này nằm trong độ tuổi từ 20-40. Nó cũng xảy ra ở cả thanh thiếu niên. Một căn bệnh tương tự như CFS cũng được xác nhận xuất hiện ở trẻ em dưới 12 tuổi. Cho đến nay, con số trẻ nhỏ và trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi bệnh này vẫn chưa thống kê được.
Nguyên nhân gây bệnh CFS
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh CFS. Các nghiên cứu hiện nay đang nhắm đến có khả năng những người mắc bệnh CFS có thể do các hoạt động khác thường của hệ miễn dịch và hệ thần kinh trung ương. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu các bất thường trong trao đổi chất và các yếu tố nguy cơ khác như các rối loạn gen, tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh, môi trường và cả stress có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và quá trình của bệnh này.
Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng có thể có một loại virus nào đó gây bệnh CFS, nhưng họ chưa chứng minh được giả thiết này. Một thời gian, các nhà khoa học quy trách nhiệm cho virus Epstein-Barr (EBV), cho rằng virus này giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của CFS, nhưng nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh CFS lại không có bằng chứng bị nhiễm EBV. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh CFS là do một virus nào đó hiện vẫn còn đang là mối nghi ngờ do các triệu chứng của bệnh thường giống với một bệnh nhiễm trùng do virus. Hiện các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để chứng minh virus có liên quan đến bệnh CFS.
Ngoài ra cũng có các giả thiết khác cho rằng các nhân tố gây bệnh CFS còn có: bệnh thiếu sắt trong máu, lượng đường trong máu thấp, dị ứng với môi trường, nhiễm trùng men khắp cơ thể, bệnh tâm thần hay các vấn đề liên quan đến thần kinh.
Triệu chứng của bệnh CFS
Do các triệu chứng của bệnh CFS khá mơ hồ và có thể rất khác nhau tùy theo từng người bệnh khác nhau nên CDC đã đưa ra các thống kê chi tiết để giúp nhận dạng bệnh CFS vào năm 1993 để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Các triệu chứng gồm: mệt mỏi nhiều, kinh niên trong thời gian ít nhất là 6 tháng hoặc nhiều hơn, kèm theo các bệnh khác có thể được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị, kèm theo đó là có 4 hoặc nhiều hơn các triệu chứng dưới đây:
- Hay quên hoặc khó tập trung.
- Đau họng.
- Bướu ở cổ hay nách.
- Đau cơ hay đau các khớp đi kèm với sưng hoặc đỏ.
- Nhức đầu.
- Ngủ không ngon và mơ hồ cảm thấy bị bệnh hoặc bị trầm cảm...
Ngoài ra, bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng ở trên có liên quan với mệt mỏi xảy ra trong thời gian ít nhất là 6 tháng hoặc lâu hơn cũng được cho là một trong các dấu hiệu của CFS. Bên cạnh đó, việc bị mệt mỏi liên miên cũng cần được xem là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Các triệu chứng khác của CFS có thể là sốt nhẹ, nhìn không rõ, ớn lạnh, ra mồ hôi vào ban đêm, tiêu chảy, thay đổi bất thường khẩu vị và cân nặng.
Chẩn đoán bệnh CFS
CFS khó được chẩn đoán chỉ với một xét nghiệm đơn, và do vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Một nguyên nhân nữa là các bệnh khác cũng có những triệu chứng gần giống với CFS như nhiễm trùng do virus, bệnh thận, bệnh tim, trầm cảm và các bệnh thuộc hệ thần kinh. Do đó, điều đầu tiên bác sĩ chẩn đoán phải làm là chắc rằng một người bị mệt mỏi và có các triệu chứng khác không phải do những căn bệnh trên hoặc các bệnh khác như rối loạn giấc ngủ, các vấn đề về hormone như sự giảm hoạt động của tuyến giáp.
Tuy nhiên, có thể nhận dạng CFS với đặc trưng riêng của nó. “Các triệu chứng của CFS thường phát triển đột ngột và bao gồm hiện tượng mệt mỏi thấy rõ, đến và đi hoặc vẫn còn trong nhiều tháng”, Joel D. Klein, một bác sĩ y khoa cho biết. Các bác sĩ có thể tiến hành khám tổng quát, làm nhiều xét nghiệm máu để xác định bệnh.
Để hỗ trợ điều trị chứng mệt mỏi do suy nhược thần kinh, Y học cổ truyền sử dụng hợp hoan bì (vỏ cây Hợp hoan) - cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ, do đó có tên là hợp hoan. Người Nhật Bản gọi cây này “nemu-no-ki” hay “nebu-no-ki”, trong đó “nemu” có nghĩa là ngủ (cách gọi này dựa trên hiện tượng của lá cây cụp lại vào ban đêm).
Để tăng cường tác dụng của hợp hoan bì, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Để tiện cho việc sử dụng của người bệnh, bài thuốc trên đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dụng có tên là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sản phẩm Kim Thần Khang có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, đau nhức mình mẩy, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh, suy nhược dễ bị kích thích; giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, lo âu, nghi bệnh, stress. Sản phẩm có tác dụng cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện tình trạng kém ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể...
*Tùy vào cơ địa mỗi người mà có tác dụng khác nhau
Để cập nhật những thông tin về bệnh của suy nhược thần kinh, xin mời truy cập trang web: suynhuocthankinh.co
Nguồn: suynhuocthankinh.co