Chào cháu,
Stress trong học hành, gia đình, bạn bè và tình cảm là một trong những nguyên nhân rất dễ dấn đến trầm cảm. Các triệu chứng của trầm cảm có thể gồm cảm giác cô đơn, buồn chán, lạc lõng, hay lo sợ, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, luôn cảm thấy tự ti, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì, ngại giao tiếp với người khác; luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai...Theo thông tin của cháu thì đó chưa đủ để kết luận là trầm cảm bởi nhiều người khi gặp stress, bệnh đều tìm đến chất kích thích giải tỏa và ngại giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, nếu tình trạng của cháu đã kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thì cháu cần phải đi khám ngay để sớm phát hiện và được điều trị trầm cảm kịp thời. Bên cạnh đó, cháu hãy tìm một người bạn thân để tâm sự những chuyện làm cháu phiền muộn, tham gia các hoạt động tập thể, tình nguyện hoặc đi du lịch,...Để điều chỉnh tâm trạng, cháu có thể tập thiền, yoga. Cháu không nên sử dụng chất kích thích vì nó sẽ càng làm cho tâm trạng trở nên tồi tệ hơn, nhất là khi cháu còn khá nhỏ tuổi.
Chúc cháu sức khỏe!