Ngày 28/9/2011 – Theo một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Archives of Neurology cho biết nồng độ amyloid, là chất  được xem xét như  dấu hiệu của bệnh  Alzheimer có thể tăng vào ban ngày và giảm vào ban đêm.

Theo kết quả này, có thể có mối liên quan giữa tình trạng thiếu ngủ (ví dụ  ngủ ít so với nhu cầu từng giai đoạn tuổi tác) và nguy cơ dẫn đến các bệnh từ não bộ.

Theo Ts Stephen Duntley, Gs thần kinh, GĐ Trung tâm giấc ngủ Trường ĐH Washington: “ Từ lâu chúng tôi biết thiếu ngủ có ảnh hưởng tiêu cức đến chức năng nhận thức của não bộ, có thể so sánh với ngộ độc rượu. Nhưng đến nay điều đó rõ ràng là mất ngủ kéo dài và thiếu ngủ có thể đóng vai trò quan trọng quá trình sinh bệnh học của các bệnh liên quan hoạt động nhận thức. Mối liên quan này không khẳng định đối với bệnh Alzheimer  nhưng nó có thể có vai trò ảnh hưởng rất quan trọng”. 
Khi tiến hành nghiên cứu này, các tác giả chia mẫu nghiên cứu thành 3 nhóm:

1. Nhóm từ 60 tuổi trở lên có test beta amyloid (+) 
2. Nhóm từ  60 tuổi trở lên test beta amyloid ( - ) 
3. Nhóm người khỏe mạnh từ 18 – 60 tuổi.

Các nhà nghiên cứu theo dõi nồng độ beta amyloid ở các đối tượng tham gia nghiên cứu mổi giờ một lần trong 36 giờ liên tiếp. Trong thời gian này các đối tượng được quan sát theo dõi các hoạt động hàng ngày đồng thời với theo dõi hoạt não bộ của họ bằng video.

Kết quả: ở nhóm 1, nồngđộ beta amyloid ổn định ảo. Ở nhóm 2, nồng độ beta amyloid tăng và giảm theo hình sóng . Nồng độ beta amyloid cao và thấp quan sát được nhiều hơn ở những người trẻ tuổi và không đổi (phẳng đều) ở người lớn tuổi. Mặc dù hoạt động hàng ngày không ảnh hưởng trên sự thay đổi của nồng độ beta amyloid  nhưng nồng độ này đạt đỉnh  trong giấc ngủ và lúc thức tỉnh táo một cách không đổi.

alzheimer liên quan đến mất ngủ

Ảnh hưởng mất ngủ kéo dài tác động đến bệnh Alzheimer

Theo các tác giả, cần nghiên cứu thêm về rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi ảnh hưởng đến nồng độ và  lưu lượng beta amyloid và việc hỗ trợ giấc ngủ ( điều trị mất ngủ ) có thể giúp duy trì tăng giảm nồng độ beta amyloid.

Theo các nhà nghiên cứu, nồng độ beta amyloid protein hình như lúc tăng lúc giảm. Ts Randall Bateman PGs thần kinh ĐH YK Washington, St. Louis cho biết  “ở người khỏe mạnh, nồng độ beta amyloid giảm thất nhất khoảng 6 giờ sau khi ngủ  và trở lại cao nhất lúc 6 giờ sau khi không ngủ”.

Chúng tôi tìm kiếm nhiều sự thay đổi hành vi và sự thay đổi hành vi giữa lúc ngủ và lúc thức, chúng tôi chỉ nhận thấy một hiện tượng rất rõ ràng, có tương quan với sự gia tăng và suy giảm của beta amyloid trong dịch não tủy. Ts Bateman và cs cũng phát hiện hiện tượng này rất phổ biến ở người  trẻ, khỏe mạnh, và ít gặp ở người lớn tuổi thiếu ngủ hoặc bị gián đoạn giấc ngủ nhiều lần. Đây có thể  là lý do mà khi não hoạt động chậm cho phép cơ thể loại bỏ beta amyloid trong dịch não tủy.
Nồng độ beta amyloid ở người lớn tuổi mắc bệnh Alzheimer có thể không đổi và đây có thể là mối liên quan giữa thiếu ngủ và những lý do khác thêm vào quá trình xuất hiện bệnh Alzheimer.

Những nhận xét trên còn là suy đoán, nhưng là một gợi ý cần suy nghĩ rằng giấc ngủ ngon có thể giúp giảm nguy cơ bệnh Alzheimer, có rất nhiều nghiên cứu về giấc ngủ , làm sao ngủ ngon hơn và cho thấy mối liên quan với giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Sưu tầm