Lo âu, stress là những cảm xúc bình thường của con người và thường xuất hiện khi ta phải đối mặt với những áp lực từ công việc, cuộc sống và các mối quan hệ phức tạp. Tác nhân gây stress là những vấn đề làm bạn lo âu và stress là phản ứng của bạn với lo âu.
Lo âu có thể là bình thường có thể là bệnh lý. Lo âu bình thường là những gì mà chúng ta cảm thấy khi gặp phải một tình huống gây stress từ bên ngoài chẳng hạn như mất việc làm, gặp rắc rối trong các mối quan hệ, hoặc bị ốm. Stress như thế này tồn tại với chúng ta cho đến khi vấn đề được giải quyết. Lo âu bình thường trở thành bệnh lý khi tình huống trở nên quá căng thẳng đến nỗi chúng ta không thể đảm đương được những công việc hàng ngày của mình nữa.
Triệu chứng.
Khi ta lo lắng, cả cơ thể và tâm thần đều có các biểu hiện của stress; Đó là căng thẳng, dễ nổi cáu, chóng mặt, cơn nóng bừng, cơn run, cơn hồi hộp trống ngực (tim đập thành hồi nhanh và mạnh), đầy bụng khó tiêu, xỉu, thở nhanh, ngủ kém. Tình trạng này có thể dễ dàng bị hiểu sai thành bệnh nặng, như bệnh tim hoặc ung thư, do vậy càng làm tăng thêm lo âu. Những cơn lo âu bất ngờ ngoài mong đợi còn được gọi là cơn hoảng sợ (phobia) và những cơn này rất khó chịu. Lo âu và hoảng sợ sau một thời gian có thể dẫn đến trầm cảm. Trầm cảm là trạng thái cảm xúc bị hạ thấp, ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý, làm giảm mọi hứng thú và mất đi những mối quan tâm trước đây, làm cho ta mệt mỏi và chán chường.
Lo âu, stress là các cảm xúc bình thường
Việc hỗ trợ điều trị
Vấn đề đặt ra là hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu như thế nào? Khi một bệnh nhân đã được chẩn đoán là rối loạn lo âu, thì họ cần phải được bác sĩ chuyên khoa về tâm thần hỗ trợ điều trị, chủ yếu là hỗ trợ điều trị ngoại trú, chỉ có một số ít trường hợp phải vào hỗ trợ điều trị nội trú như những trường hợp trầm cảm có ý tưởng tự sát, hoặc những trường hợp có kết hợp thêm lạm dụng chất gây nghiện. Việc hỗ trợ điều trị bao gồm hai nội dung sử dụng thuốc chống lo âu và những liệu pháp về nhận thức hành vi.
Những loại thuốc được sử dụng trong hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu: Là những thuốc có tác dụng làm giảm đi những triệu chứng này, hiện nay đang được dùng phổ biến là nhóm thuốc ức chế hấp thu serotonin chọn lọc mà một số hoạt chất phổ biến như là fluoxetine, sertraline, paroxetine (SSRI)..., loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin, nhóm benzodiazepine (seduxen).
Tuy nhiên việc lựa chọn loại thuốc nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là bệnh nhân có bệnh lý khác kết hợp hay không, điều kiện hoàn cảnh kinh tế như thế nào? Tác dụng phụ của thuốc trên bệnh nhân... Loại thuốc SSRI là loại thuốc ít có nguy cơ tác dụng phụ về tim mạch, về kháng cholinergic và ngộ độc liên quan đến quá liều nhưng nó có tác dụng phụ trên chức năng tình dục.
Khi dùng loại thuốc nhóm benzodiazepin thì có những nguy cơ phụ thuộc thuốc khi sử dụng lâu dài và nên chỉ sử dụng ở những bệnh nhân cần phải được kiểm soát các triệu chứng một cách nhanh chóng như là những bệnh nhân có nguy cơ nghỉ việc, nghỉ học hoặc những bệnh nhân cần phải nằm viện. Những thuốc chống trầm cảm 3 vòng thường có những nguy cơ tác dụng phụ lên hệ tim mạch, vì vậy cần đặc biệt lưu ý với những bệnh nhân cao tuổi và những người có bệnh lý cơ thể kèm theo.
Việc trị liệu bằng các liệu pháp hành vi nhận thức: Hiện còn chưa được phổ biến ở nước ta. Việc hỗ trợ điều trị này bao gồm nhiều nội dung khác nhau như là giáo dục về tâm lý, hướng dẫn cho bệnh nhân cách xử lý khi có những biểu hiện của lo âu, hoảng sợ như là tập thư giãn, tập hít thở sâu, hoặc có những liệu pháp phơi nhiễm với những yếu tố gây cho bệnh nhân lo âu và từ đó bệnh nhân sẽ dần dần thích nghi được với những hoàn cảnh gây ra tình trạng lo âu và các triệu chứng sẽ hết dần.